Bearish Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Năm 20, 2021

Trên các sàn chứng khoán, bạn sẽ nghe đến cái tên Bearish rất nhiều. Vậy với những người mới tham gia thì Bearish là gì? Có ý nghĩa ra sao?

Bearish là gì?
Bearish là gì?

Trong thị trường tài chính, bên cạnh Bullish, bạn cần phải hiểu về Bearish để có thể nắm rõ hơn về xu thế thị trường chứng khoán để có sự đầu tư chính xác hơn. Vậy, Bearish là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin không thể bỏ sót về mô hình này tại bài viết hôm nay nhé!

Bearish là gì? Ý nghĩa của Bearish

Bearish là một thị trường giảm giá hay được gọi là bearish markets. Tại đây, nó là giá cả của tài sản, cũng như là thị trường đang ở xu hướng giảm, trong một khoảng thời gian dài và cùng một khối lượng giao dịch lớn.

Khi giá trên thị trường giảm xuống hơn mức 20% so với mức giá cao gần nhất và diễn ra liên tục một thời gian khá dài. Thì đó chính là thời kỳ giảm giá - Bearish. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán nhanh để chốt lời và giảm lỗ, khiến cho giá cả càng ngày càng đi xuống.

Bearish là một giai đoạn giảm giá
Bearish là một giai đoạn giảm giá

Mô hình này trên sàn giao dịch sẽ được hình thành bởi một hoặc nhiều nến. Nó cho thấy áp lực bán đã áp đảo áp lực mua trong thời gian dài sau đó và không thể đánh giá được khả năng bán bền vững hay không.

Bên cạnh việc thể hiện sự giảm giá trong thời gian dài thì Bearish còn được dùng để chỉ sự giai đoạn giảm giá ở thời gian ngắn hạn. Phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng cũng như chiến lược giao dịch của các trader.

Với những thông tin này, chắc hẳn bạn đã hiểu Bearish là gì. Cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này nhé!

Cách nhận biết mô hình Bearish hiện nay

Để xác nhận được Bearish, cần phải biết được 3 cách nhận biết như sau:

  • Các mô hình Bearish đều yêu cầu xác nhận giảm hơn nữa.
  • Với mô hình nến đảo chiều Bearish, sẽ được hình thành trong xu hướng tăng.
  • Kết hợp với các yếu tố kỹ thuật khác để có thể phân tích được.

Cụ thể như sau:

Cách xác nhận Bearish

Mô hình này được hình thành từ một nến hoặc nhiều nến kết hợp. Yêu cầu xác nhận Bearish chính là giảm giá.

Sự đảo ngược của Bearish chính là áp lực bán vượt mặt áp lực mua trong 1 hoặc nhiều ngày.

Nếu không có sự xác nhận, các mẫu này sẽ được coi là trung tính, cho thấy mức kháng cự tiềm năng tốt.

Xác nhận Bearish chính là tiếp tục xu hướng giảm bằng 1 nến đen (đỏ) có khối lượng giao dịch trong thị trường có xu hướng giảm cao nhất.

Xu hướng hiện tại tăng

Xu hướng này được cho là sự giảm giá đã bị đảo ngược. Phải có một xu hướng hiện tại tăng để có thể đảo ngược. Xu hướng này có thể tăng trong một thời gian ngắn hoặc trong vài ngày trước đó.

Các mô hình Bearish đảo chiều ở xu hướng giảm là sự xác nhận áp lực bán đang có và được xem là mô hình tiếp tục.

Để xác định được xu hướng này, có rất nhiều phương pháp khác nhau. Khi xu hướng tăng, sẽ được thiết lập bằng cách sử dụng đường trung bình cộng di động. Sau đó phân tích đỉnh, đáy hoặc đường xu hướng của nó.

Ngoài ra, xác nhận tiêu chí này còn phụ thuộc vào phong cách giao dịch, thời gian, sở thích của các trader.

Các yếu tố khác

Ngoài cách xác nhận cơ bản trên, bạn có thể kết hợp với các yếu tố khác nữa để phân tích và xác định sự đảo ngược. Ví dụ: Chỉ số dòng tiền Money Flows, quán tính của thị trường, mức kháng cự...

Các mẫu mô hình Bearish phổ biến

Sau khi đã hiểu Bearish là gì, thì hãy cùng bài viết tìm hiểu về một số mô hình Bearish phổ biến hiện nay để có thêm kiến thức khi giao dịch bạn nhé!

Bearish engulfing

Mô hình này có nghĩa là Bearish bị nhấn chìm giảm giá. Nó bao gồm: Nến trắng và đen (xanh - đỏ).

Kích thước của nến trắng không quan trọng, chính vì thế, nó tương đối dễ bị nhấn chìm.

Nếu nến thứ 2 dài và có màu đen, khi càng lớn thì thị trường càng căng đảo ngược, giảm. Lý tưởng nhất chính là khi nến đen nhấn chìm bóng nến, nhưng thường không xuất hiện trên 2 nến.

Sau khi tăng, nó sẽ tạo ra áp lực mua và thúc đẩy chứng khoán mở trên mức đóng trước đó. Khi người bán vào sau thời gian này, thì nó sẽ bắt đầu đẩy giá xuống. Khi nến thứ 2 áp đảo thân nến của ngày hôm trước, rồi sẽ tạo một sự đảo ngược ngắn hạn có tiềm năng.

Dark Cloud Cover

Đây là một mô hình được gọi là “Mây đen che phủ”. Nó được tạo bởi 2 nến như trên.

Mô hình này sẽ xuất hiện khi:

  • Cả hai nến có thân lớn, không có bóng hoặc bóng nến nhỏ, thường không nhìn rõ.
  • Nến đen mở phía trên mức đóng của cửa trước đó và đóng ở bên dưới điểm giữa của thân nến trắng. Mức đóng cửa trên điểm này sẽ trở thành điều kiện cho sự đảo ngược.

Mô hình này giống với mô hình đầu tiên. Khi bị áp lực mua thì buộc giá cao hơn khi mở, nó sẽ tạo ra một khoảng cách mở vừa đủ trên thân nến trắng. Người bán khi đi vào mô hình này sau khi giá mở đã tăng mạnh và đẩy giá thấp hơn.

Harami Bearish

Mô hình này là một mô hình giảm giá được tạo bởi 2 nến và 4 kết hợp của các cụm nến.

  • Nến đầu tiên sẽ có thân to lớn.
  • Nến thứ 2 có thân được bao bọc bởi nến thứ nhất.
Harami Bearish
Harami Bearish

Khi mô hình đảo chiều giảm hoặc tăng, các Harami vẫn sẽ giống nhau và nó phụ thuộc vào xu hướng trước đó để xác định tăng hoặc giảm. Mô hình này được coi là sự đảo chiều giảm tiềm năng sau khi tăng và đảo ngược tăng giá sau khi giảm. Dù có màu sắc gì ở nến đầu tiên, thì ở thân nến thứ 2 càng nhỏ, sẽ có khả năng đảo ngược rất cao.

Shooting Star

Mô hình này được gọi là Bearish ngôi sao băng. Nó được tạo nên bởi một nến với thân nhỏ, bóng trên dài hơn bóng dưới. Kích thước bóng nến trên phải dài ít nhất gấp đôi chiều dài của thân nến.

Để cây nến ở một vị trí ngôi sao và nó phải cách xa với cây nến trước đó. Tuy nhiên, có trường hợp ngôi sao băng được hình thành ở dưới mức đóng trước. Vì thế, phải linh động khi giao dịch.

Evening Star

Mô hình này được gọi là nến Bearish sao buổi tối. Gồm có 3 nến, được sắp xếp như sau:

  • Nến đầu tiên dài và là nến màu trắng.
  • Tiếp theo là một nến nhỏ hơn màu trắng hoặc đen. Tạo ra một khoảng cách trên mức đóng cửa của nến trước đó.
  • Nến đen, dài.

Tại mô hình này, nến trắng dài đầu tiên được xác định rằng, nhận áp lực mua mạnh và xu hướng tăng. Sự chấm dứt hoặc chậm lại của Bearish đáng kể sau khoảng cách cùng với một hình dạng nến nhỏ, có thể thấy được sự khả năng đảo ngược.

Bearish engulfing khác Bullish engulfing ở điểm gì?

Có thể hiểu, mô hình engulfing là sẽ tăng và giảm. Sau khi tìm hiểu Bearish là gì thì khẳng định được rằng Bearish là một mô hình đối lập với Bullish.

Sự khác nhau giữa Bearish và Bullish
Sự khác nhau giữa Bearish và Bullish

Thay vì việc xuất hiện trên xu hướng giảm, Bearish sẽ xuất hiện trên cùng một xu hướng tăng. Nó sẽ giúp cho các nhà giao dịch một tín hiệu bán khống. Và đặc trưng của Bearish chính là 1 nến xanh bị nhấn chìm bởi một cây nến đỏ lớn hơn, to hơn.

Chiến lược giao dịch hiệu quả nhất tại thị trường Bearish

Vậy làm thế nào để có một chiến lượng giao dịch, đầu tư hiệu quả nhất khi đang ở trong thị trường Bearish?

Nên đầu tư trên thị trường chứng khoán

Ở thị trường Bullish thì có thể đầu tư được trên thị trường này, giúp cho các nhà đầu tư chốt lợi nhuận nhanh hơn và giảm thua lỗ. Còn tại thị trường Bearish thì nên đầu tư bán khống (Short Selling) và Option contract (Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn).

  • Chiến lược bán khống chứng khoán tại thị trường Bearish

Đây là một chiến lược mà nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu chứng khoán sau đó bán ra thị trường. Tiếp theo, đợi giảm giá và mua lại số cổ phiếu đã bán lúc đó và trả lại cho công ty chứng khoán.

Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận mà các nhà đầu tư được hưởng. Tuy nhiên, đây là một chiến lược có tính rủi ro cao.

  • Chiến lược Option contract tại Bearish

Khi nắm giữ cho mình số cổ phiếu trong tay và bạn dự đoán được rằng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống thì các nhà đầu tư sẽ bảo vệ danh mục này qua việc mua quyền chọn bán rất thích hợp.

Việc này sẽ giúp cho nhà đầu tư được bán số cổ phiếu trong tài khoản với mức giá được định sẵn tại một thời gian nhất định. Nếu đúng giá cổ phiếu giảm như dự đoán, nhà đầu tư sẽ được bán cổ phiếu với giá cao hơn. Nếu cổ phiếu tăng, họ có quyền không bán với mức giá trong hợp đồng.

Thực hiện đầu tư trên thị trường Forex

Đây là một chiến lược hiệu quả và tuyệt vời nhất trong thị trường Bearish. Việc đầu tư này chính là một giao dịch thuận xu hướng.

Bạn chỉ cần chờ đợi một cơ hội để vào được lệnh Sell, rồi tìm kiếm lợi nhuận từ những đợt giảm giá cực mạnh trong xu hướng chung đang giảm.

Chọn Forex sẽ không nhiều rủi ro như việc bạn giao dịch đảo chiều phức tạp. Bạn chỉ cần xác định được thị trường Bearish kịp thời để có thể đưa ra chiến lược đầu tư trên Forex.

Sau đó, bạn có thể sử dụng công cụ indicators để xác định xu hướng thị trường hoặc sử dụng phương pháp price action (phân tích hành động giá) qua biểu đồ và mắt thường để xác định đúng xu hướng.

Tiếp theo, chờ đợi có lệnh đẹp qua đợt pullback để có thể giao dịch được tốt hơn, sau đó đặt cắt lỗ và chốt lời.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi đã tìm hiểu rõ Bearish là gì, dưới đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp nhất khi tìm hiểu về thị trường Bearish. Đừng bỏ qua nếu bạn cũng đang thắc mắc nhé!

Kết luận

Trong thị trường chứng khoán, Bearish thực chất là một thị trường không mấy khả quan so với Bullish. Tuy nhiên, với Forex, Bullish hay Bearish đều có cơ hội kiếm lợi nhuận.

Hy vọng bài viết này của team Kịch Trần đã giúp bạn hiểu hơn Bearish là gì và mô hình này được xác định như thế nào! Chúc bạn có một chiến lược giao dịch hiệu quả nhất!

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu