Đường RSI là gì? Sử dụng nó như thế nào?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Tư 22, 2021

Đường RSI được hiểu như là chỉ số sức mạnh tương đối. Nó là một chỉ báo đơn giản, dễ hiểu, trực quan, được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật Forex, cổ phiếu.

Với bất kỳ Trader nào, RSI không phải là một khái niệm xa lạ. Nó là một chỉ báo nằm trong chuối các chỉ báo dao động. Kết cấu của RSI không hề phức tạp, nó chỉ có 3 hướng chính là hướng lên, hướng xuống và đi ngang, tương ứng với 3 hình thái cơ bản của thị trường tài chính. Mang tính hiệu quả cao, đường RSI đã trở thành một trong những chỉ báo quan trọng của bất kỳ giao dịch tài chính nào, đặc biệt là Forex và cổ phiếu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết đường RSI là gì thông qua các thông tin dưới đây.

Đường RSI là gì?

Đường RSI được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Tên đầy đủ của nó là Relative Strength Index. Nó là một trong các chỉ báo kỹ thuật để đo lường mức độ thay đổi giá trong giai đoạn gần với thời điểm Trader giao dịch. RSI là một chỉ báo động lượng, hiển thị dưới dạng 1 bộ dao động có giá trị từ 0 - 100. Biểu hiện trực quan của nó chính là một đồ đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị.

Là một chỉ báo động lượng, nên RSI có liên quan mật thiết đến xung lượng. Xung lượng có thể được đo thông qua các chỉ báo động lượng. Nó là tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng của nhà đầu tư, hoặc là so sánh với giá thực tế. Từ xung lượng, có thể hình thành nên các phân kỳ, hội tụ trong các biểu độ. Đây chính là tình trạng quá mua và quá bán trên thị trường thực.

Đường RSI là một chỉ báo động lượng biểu thị sự thay đổi giá trong khung thời gian nhất định
Đường RSI là một chỉ báo động lượng biểu thị sự thay đổi giá trong khung thời gian nhất định

Hiểu theo cách đơn giản hơn, thì chỉ số sức mạnh tương đối RSI chính là công cụ để kiểm tra diễn biến hoạt động của một loại tài sản tài chính trong một khoản thời gian nhất định. Nó sẽ đo độ lớn của biến động giá và tốc độ của các biến động này.Từ đó, Trader có thể xác định được hình mẫu của thị trường cũng như đưa ra các dự đoán cho các biến động tiếp theo. 

Đường RSI có biểu hiện trực quan vô cùng đơn giản. Nó là các đường uốn lượn theo 3 xu hướng chính là đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Nó tương ứng với thị trường tăng giá, giảm giá và đi ngang. Vì trực quan rất đơn giản nên RSI là một chỉ báo vô cùng dễ hiểu. Thế nhưng nó lại có hiệu quả vượt trội và được sử dụng đồng loạt trong nhiều phân tích kỹ thuật của những Trader từ chuyên nghiệp đến mới vào nghề. Ban đầu, RSI được áp dụng cho phân tích thị trường cổ phiếu, chứng khoán. Sau khi thị trường ngoại hối phát triển, thì chỉ báo này được sử dụng rộng rãi trong Forex và cho các nhà đầu tư có được một công cụ phân tích tài chính khá hiệu quả.

Nguồn gốc đường RSI

RSI được biết đến như là một khám phá của J. Welles Wilder Jr. Khái niệm RSI lần đầu được biết đến khi được xuất bản trong cuốn sách có tên gọi là “Các khái niệm mới trong Hệ thống Thương mại Kỹ thuật”. Nó đã có từ năm 1978, khi thị trường tài chính mới bắt đầu manh nha và chỉ phổ biến ở những quốc gia lớn trên thế giới.

Cha đẻ của RSI là một Trader lão luyện, được tạp chí Forbes danh tiếng nhìn nhận và đánh giá như một trong những Trader hàng đầu thế kỷ. Cũng theo tạp chí này, nếu những ai đang tìm kiếm một hệ thống phân tích kỹ thuật thị trường cơ bản nhất thì cuốn sách này chính là kim chỉ nam. Nó sẽ là điểm khởi đầu hoàn hảo nhất để Trader có thể tiếp cận với thị trường Forex, chứng khoán, và kể cả tiền ảo đang rất phát triển những năm gần đây.

Chân dung J. Welles Wilder Jr
Chân dung J. Welles Wilder Jr

Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là cuốn sách này hiện vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt. Trader có tìm đọc bản tiếng Anh. Bạn cũng không cần phải nắm hết được tất cả những gì có trong đó, nhưng sẽ có một vài khái niệm và thủ thuật cực kỳ hữu ích. Các vấn đề này cũng được chia sẻ khá nhiều trên các diễn đàn về đầu tư ngoại hối. 

Công thức tính giá trị RSI

Ta có công thức tính RSI cụ thể như sau:

RSI = 100-[100/1+RS)]

Trong đó:

  • RS: Tổng tăng/ tổng giảm. Hoặc RS cũng được xác định như trung bình tăng/trung bình giảm.
  • RSI: Được tính theo giá đóng cửa của 14 ngày gần nhất.

Việc tính toán RSI đã có máy tính thực hiện. Hầu hết các phần mềm giao dịch đều có hỗ trợ tính toán sẵn chỉ số này. Do đó, việc của Trader chỉ là đọc đúng giá trị và có thể áp dụng được nó cho các phân tích kỹ thuật của mình.

RSI hoạt động như thế nào?

Như đã nói, đường RSI sẽ biểu thị các thay đổi về giá trong 14 ngày gần nhất. Đó có thể là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày hoặc 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ. Thang điểm của RSI sẽ có giá trị từ 0 - 100. Khi kết quả RSI được xác định, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm của thị trường như sau:

  • Đà tăng cho thấy giá trị tài sản đang tăng, tài sản đang được mua tích cực trên thị trường.
  • Đà giảm cho thấy thị trường đang giảm và có hiện tượng tích cực bán. 

Đường RSI cũng sẽ cho thấy các tình trạng quá mua và quá bán trên thị trường. Nếu RSI được tính toán có giá dưới mức 30 thì giá đã gần như chạm đáy (quá bán). Hoặc nếu giá trị của nó trên mức 70, thì lúc này giá cũng gần như chạm đỉnh và hiện tượng quá bán xuất hiện.

RSI thể hiện giai đoạn quá mua và quá bán của thị trường
RSI thể hiện giai đoạn quá mua và quá bán của thị trường

RSI được mặc định tính toán cho 14 ngày. Tuy nhiên tùy vào từng chiến lược giao dịch, nhà đầu tư có thể điều chỉnh để nó đo lường các giai đoạn ngăn hơn hoặc dài hơn. Ví dụ, RSI 7 ngày sẽ có độ nhạy cảm hơn với các biến động giá RSI 20 ngày. Khi thời gian đo lường được thiết lập lại, các chỉ số quá mua và quá bán cũng sẽ có sự điều chỉnh tương đối theo. Từ đó, hầu như tín hiệu đều có khả năng cung cấp tín hiệu chính xác giúp Trader thuận tiện giao dịch.

Ngoài cung cấp các dấu hiệu đặt lệnh cho Trader, thì RSI còn là công cụ để Trader có thể nhận biết được giai đoạn mà thị trường có thể đảo chiều. Đó chính là ở các mức RSI 30 và RSI 70. Điều này cũng được khẳng định trong lý thuyết của cha đẻ chỉ báo này. Nó tỏ ra hiệu quả trong hầu hết trường hợp nên vẫn được nhiều nhà đầu tư sử dụng đến ngày nay. 

Hướng dẫn giao dịch dựa vào đường RSI

Đến đây, chúng ta có thể thấy được bản chất của RSI chính là cung cấp các tín hiệu quá mua và quá bán. Nó được xem là một công cụ vô cùng mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả trong bất cứ điều kiện thị trường nào. Mức RSI được tính toán trên 14 ngày cũng cho thấy được sự chuẩn xác hữu ích. Hoặc nếu muốn đầu tư ngắn hạn hơn, Trader có thể thiết lập các mức đo lường trong 3 ngày, 5 ngày. Muốn đầu tư dài hạn thì có thể nâng mức đo lường lên 21 ngày, 28 ngày. 

Dựa vào chỉ báo RSI có thể xác định được các tín hiệu mua bán
Dựa vào chỉ báo RSI có thể xác định được các tín hiệu mua bán

Mặc dù chuẩn xác và hiệu quả, nhưng RSI thỉnh thoảng vẫn có thể gửi đến những tín hiệu sai lệch. Đây chính là nguyên nhân mà bạn cần phải kết hợp với các chiến lược đầu tư khác khi sử dụng RSI. Việc kết hợp với các chỉ số khác sẽ khiến bạn giảm thiểu được rủi ro và tránh được các tín hiệu nhiễu.

Vậy RSI có thể kết hợp với những tín hiệu nào? Theo các chuyên gia trading hàng đầu, thì chỉ báo RSI sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bạn kết hợp chúng cùng các công cụ giao dịch dưới đây:

Sử dụng RSI như một tín hiệu phân kỳ/Hội tụ

Đây chính là một trong những chiến thuật phân tích thị trường từ RSI được Trader sử dụng nhiều nhất. Phân kỳ sẽ được chia làm 2 loại là phân kỳ thường và phân kỳ kín. Bạn có thể hiểu phân kỳ xảy ra khi giá và RSI tạo thành 2 xu hướng trái ngược nhau. Ví dụ giá đang tạo nên giá đỉnh cao mới, nhưng số liệu đo lường trên RSI lại liên tục tạo ra các đáy thấp hơn. Ngược giá, giá đang tạo ra các đáy thấp mà RSI lại tạo ra các đỉnh cao liên tiếp.

RSI được sử dụng như một tín hiệu phân kỳ
RSI được sử dụng như một tín hiệu phân kỳ

Sự lệch pha giữa giá và RSI cho thấy điều gì? Ví dụ giá đang lên nhưng RSI giảm, thì điều này có thể giúp Trader dự đoán được giá sẽ giảm mạnh trong giai đoạn sau đó.

Trong trường hợp hội tụ thì thế nào? Là khi giá và RSI cùng phát triển cùng hướng. Như vậy, giá kế tiếp có thể tuân thủ theo xu hướng chung này và Trader cứ thế mà đưa ra các vị thế cho mình.

Trong giai đoạn phân kỳ, lời khuyên là Trader không nên tham gia giao dịch. Hãy đứng ngoài để quan sát chờ đến giai đoạn giá và RSI hội tụ sẽ giao dịch an toàn hơn. Hoặc Trader nên kết hợp RSI quá mua và quá bán nếu vẫn muốn giao dịch thời điểm đó.

Có 2 xu hướng phân kỳ mà Trader cần lưu ý, đó là phân kỳ tăng và phân kỳ giảm. Phân kỳ tăng biểu thị cho xu hướng tăng giá và ngược lại.

Sử dụng RSI cùng những môn hình nến đảo chiều

Mô hình nến đảo chiều đã cho thấy tính hiệu quả và mạnh mẽ của chúng trong các giao dịch. Vì vậy không có lý do gì mà bạn lại bỏ qua chúng. Kết hợp đường RSI cùng với mô hình nến đảo chiều sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ cao.

Nếu RSI phân kỳ, cộng với sự xuất hiện của các cây nến đảo chiều thì sẽ tạo nên tín hiệu chắc chắn nhất. Lúc này bạn hoàn toàn có thể tin tưởng thị trường sẽ quay đầu. Thông qua các chỉ báo được biển hiện rõ ràng trên đồ thị giá, Trader có thể đưa ra được lệnh giao dịch chuẩn xác, an toàn. 

Kết hợp RSI với đường trung bình cộng MACD

MACD cũng là một trong những chỉ báo dao động hữu ích cho Trader phân tích thị trường. Các thông tin về MACD đã được chúng tôi cập nhật trong một bài viết khác, bạn có thể tìm kiếm trên trang để hiểu hơn về chỉ báo này. Ở đây, chúng ta sẽ phân tích cách kết hợp 2 chỉ báo MACD và RSI như thế nào.

Có thể kết hợp RSI và MACD để phân tích kỹ thuật thị trường
Có thể kết hợp RSI và MACD để phân tích kỹ thuật thị trường

MACD được sử dụng để đo lường giá dựa trên 2 đường trung bình động, còn RSI thì đo lường sự thay đổi của giá dựa trên các mức cao thấp gần đây nhất. Khi kết hợp 2 chỉ số này, Trader sẽ có được một bức tranh thị trường hoàn chỉnh hơn. Ngoài những lúc cùng hướng, thì MACD và RSI có thể di chuyển ngược hướng nhau. Nghĩa là MACD không đưa ra tín hiệu gì trong khi đó RSI lại cho thấy xu hướng phân kỳ. Những lúc này, bạn không nên giao dịch. Hãy chờ đợi giai đoạn mà 2 chỉ báo cùng đồng thuận và cùng phát ra một tín hiệu chung (phân kỳ tăng hoặc phân kỳ giảm hoặc hội tụ), khi đó mới vào lệnh sẽ chính xác hơn.

Sử dụng RSI với vai trò một đường trendline, hoặc đường hỗ trợ và kháng cự

RSI được ví như 1 dải băng uốn lượn và biến động đúng với sự biến động giá trên thị trường. Như vậy, nó cũng là một dạng đồ thị cơ bản và có thể tạo nên những đỉnh/ đáy khác nhau. Lúc này, bạn có thể sử dụng RSI như một đường trendline (đường xu hướng). Khi giá và RSI có cùng xu hướng, đây sẽ là thời điểm tốt nhất để vào lệnh.

Những sai lầm thường gặp khi giao dịch cùng chỉ số RSI

Là một chỉ báo cơ bản, thường gặp và được áp dụng phổ biến, tuy nhiên có một điều mà ít Trader nào ngờ đến, đó chính là việc áp dụng chỉ báo này để phân tích kỹ thuật thành công không phải Trader nào cũng có thể đạt được. Nguyên nhân vì Trader không hiểu cặn kẽ về chỉ báo, dẫn đến các sai lầm nhất định sau đây:

Thực hiện lệnh mua trong khi thị trường đang quá bán

Trong rất nhiều trường hợp, chỉ báo RSI liên tục đi vào vùng quá bán, từ là RSI <30. Nó duy trì tình trạng này ở một khoảng thời gian khá dài. Thế nhưng, giá của tài sản thì lại liên tục giảm và tạo nên những đáy mới thấp hơn đáy cũ. Trong trường hợp này, tốt nhất Trader không nên giao dịch. Nếu tuân theo chỉ báo RSI mà giao dịch mua vào thì sẽ không thuận lợi và bị mất vốn.

Thực hiện lệnh mua và bán không đúng thời điểm dẫn đến thua lỗ
Thực hiện lệnh mua và bán không đúng thời điểm dẫn đến thua lỗ

Thực hiện lệnh bán trong khi thị trường đang quá mua

Điều này đi ngược lại với xu hướng giao dịch ở trên. Khi chỉ báo RSI vẫn liên tục đi vào vùng quá mua, mức RSI>70, nhưng trên thực tế giá lại tiếp tục tăng và tạo thành các đỉnh giá cao hơn. Trong giai đoạn này, hoặc là chọn mua vào hoặc thoát khỏi giao dịch chờ thời cơ thuận lợi. Nếu bạn giao dịch theo chỉ báo RSI và bán thì sẽ gặp tổn thất lớn.

Chính vì những điều này, nhiều nhà đầu tư thực hiện máy móc theo RSI đều phải trả giá. Mặc dù vậy, đây lại là sai lầm thường gặp ở nhiều nhà đầu tư. Hãy cẩn trọng trong từng giao dịch để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Tối ưu giao dịch cùng RSI

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được đường RSI cũng như những giá trị mà nó mang lại. Vậy giao dịch với RSI như thế nào hiệu quả nhất?

Chọn điểm cắt lỗ phù hợp

Để giao dịch được diễn ra thuận lợi, bạn nên đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss ở mức vượt qua đỉnh hoặc đáy xảy ra trước trước giá đảo chiều đang giao dịch. Đây được xem là điểm cắt lỗ an toàn và hiệu quả nhất. Nó đảm bảo cho tỷ lệ thắng cao hơn, đồng thời cũng có thể giảm thiểu rủi ro mất vốn. Lý tưởng nhất, bạn có thể xem xét khi nào đường RSI cắt trên hoặc cắt dưới đường trung tâm (mức 50). Lúc này, bạn có thể chốt lợi nhuận bằng cách dời điểm chốt lỗ. Còn nếu xu hướng đảo ngược ở gần đường trung tâm hoặc thậm chí ngay tại đường trung tâm thì đây là mức chốt lời tối ưu nhất.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chiến lược giao dịch RSI luôn cần tuân thủ 3 quy tắc sau đây:

  • Chỉ tham gia giao dịch khi nhà đầu tư nhận được các tín hiệu RSI cụ thể: quá mua, quá bán, phân kỳ.
  • Luôn đặt lệnh cắt lỗ vượt quá đỉnh hoặc đáy tại thời điểm giá đảo chiều gần nhất.
  • Tiếp tục giao dịch và khi RSI cho tín hiệu ngược lại thì ngưng. Chờ đợi các tín hiệu mới.

Lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI: Không nên quá mong đợi vào đảo chiều.

Trong rất nhiều trường hợp, mặc dù RSI đang ở mức quá mua hoặc quá bán, nhưng giá vẫn chưa chắc sẽ đảo chiều. Ví dụ một xu hướng giá đang diễn biến mạnh, nó có thể ở trong ngưỡng quá mua hay quá bán một thời gian dài. Đây là giai đoạn điều chỉnh của giá. Nó có thể quay đầu liên tục nhiều chu kỳ, nhưng cuối cùng vẫn quay về xu hướng chính.

RSI trong nhiều trường hợp giá diễn biến mạnh mẽ không thể là tín hiệu đảo chiều
RSI trong nhiều trường hợp giá diễn biến mạnh mẽ không thể là tín hiệu đảo chiều

Ngoài ra, bạn luôn phải nhớ rằng RSI là một chỉ báo động lượng. Nó chuyển động liên tục và hoàn toàn có thể tạo nên những tín hiệu sai lệch. Trường hợp sai lệch nhiều nhất là công cụ mà nó đang đo lường đang diễn tiến và có các đặc điểm của xu hướng mạnh. Với xu hướng mạnh, trừ khi có những biến động quá mới mới có thể khiến xu hướng đảo chiều. Vì vậy, trong mọi trường hợp, hãy sử dụng lệnh cắt lỗ để an toàn hơn trước các rủi ro. 

Câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về đường RSI trong giao dịch Forex.

Kết luận

Đầu tư Forex có tỉnh rủi ro cao và cần nhiều kỹ năng đọc vị phân tích thị trường. Nó không phải là sân chơi dành cho tất cả. Tuy nhiên, khi bạn nắm rõ được các tính chất đặc điểm của nó thì nó sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá để khai thác. Với đường RSI, cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn là một chỉ báo quan trọng. Chính vì vậy nếu muốn đầu tư nghiêm túc, hãy tìm hiểu RSI thật kỹ và từng bước ứng dụng nó trong các phiên giao dịch của mình. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này, team Kịch Trần sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu