Lending Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Hai 14, 2021

Lending là gì đối với các nhà đầu tư tiền ảo lâu năm hẳn không phải là một câu hỏi quá khó để trả lời.

Phải công nhận rằng Lending là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử hiện nay. Thời điểm Lending có tần suất xuất hiện nổi cộm và nhận được nhiều sự quan tâm nhất có lẽ là vào khoảng những tháng cuối năm 2017 với sự ra đời của các dự án liên quan như Hextracoin, Etherbanking, Regalcoin hay Ifan. Bài viết dưới dây của chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức phổ quát Lending là gì cũng như những điều cần lưu ý về Lending trong thị trường Cryptocurrency ở thời điểm này.

Lending là gì?

Lending theo nghĩa được dịch sang tiếng Việt là “cho vay”. Cùng với đó, hình thức Lending là gì trong Crypto cũng được giải nghĩa như sau: là một phương cách cho vay coin/token trên thị trường thương mại tiền điện tử. Những nhà đầu tư đang sở hữu coin/token nhàn rỗi sẽ được quyền cho những người đi vay (hay còn gọi là Borrowers) vay trong một khoảng thời gian nhất định có lãi suất đã thỏa thuận đi đến cam kết từ trước. Khi thời hạn vay kết thúc, Borrowers có nghĩa vụ hoàn trả lại vốn gốc cộng với phần tiền lãi theo cam kết cho bên cho vay.

Lending là gì?
Lending là gì?

Để hiểu rõ hơn khái niệm Lending là gì, các bạn có thể tham khảo một ví dụ đơn giản: đồng USDT trên sàn trên Lending đang có lãi suất lending ở mức 6.66%/năm và kỳ hạn 30 ngày. Nếu nhà đầu tư tiến hành lending 100 USDT sau 30 ngày, tổng nhận của nhà đầu tư có cả gốc và lãi sẽ được tính bằng 100 + (100 x 6,66% x 10/365) = 100.547 USDT

Tại sao giá các Crypto Lending luôn tăng trong thời gian đầu?

Có một số trader mới vào nghề sẽ đưa ra thắc mắc rằng lý do việc tăng giá trong thời gian đầu của Lending là gì, có thể giải quyết hiện tượng này hay không. Thực ra câu trả lời là một điều thực tế ai cũng hiểu, đó là dựa vào nguyên tắc có cung – có cầu và dĩ nhiên, trong một khoảng thời gian mà lượng cung liên tục vượt ngưỡng so với lượng cầu (sức mua lớn hơn sức bán) thì giá sẽ có xu hướng tăng kể trong thị trường tiền thật hay tiền điện tử.

Do nguyên tắc cung cầu mà của Crypto Lending luôn tăng trong thời gian đầu
Do nguyên tắc cung cầu mà của Crypto Lending luôn tăng trong thời gian đầu

Khi là thành viên của mô hình Lending, các nhà đầu tư liên tiếp nhận tiền, cứ đều đặn trong một khoảng thời gian và họ bắt đầu rục rịch xu hướng chia sẻ cho người thân quen hay bạn bè để mua vào, dẫn đến việc tăng yếu tố “cầu”. Đồng thời, phương thức áp dụng Affiliate để phát triển thị trường Crypto lúc này được đánh giá là một động thái vô cùng khéo léo và thông minh vì nó có thể tạo ra thế chủ động cho nhà cái trong việc kiểm soát, mở rộng lượng “cầu” và đảm bảo duy trì sức mua cao (thay vì hành động thả nổi cho thị trường tự do phát triển). Ở phía còn lại, nếu thấy đã đạt ngưỡng lợi nhuận thích hợp thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xả hàng để tạo sức ép làm số lượng bán ra áp đảo khiến đồng tiền rớt giá.

Vậy chủ sàn sẽ xử lý tình trạng này như thế nào? Họ sẽ chiêu mộ bằng cách đưa ra hướng giải quyết kêu gọi nhà đầu tư đừng bán tháo mà hãy cho họ vay để lấy lãi. Lúc này sẽ có nhiều người Lending, đồng nghĩa với việc lượng “cung” được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Việc kết hợp một cách thông minh giữa MLM (Multi-level Marketing)/Affiliate cùng với Lending sẽ giúp kiểm soát lượng “cung” và cải thiện lượng “cầu”. Điều này được cho là cơ sở khiến có hầu hết các thị trường Crypto Lending đều được tăng giá trị trong năm qua.

Cách thức hoạt động trên thị trường tiền điện tử của Lending là gì?

Như đã nêu ở mục đầu tiên, nhà đầu tư sở hữu coin nhàn rỗi có thể tham gia lending ở các nền tảng Lending hoặc các sàn giao dịch tiền ảo cho phép lending. Vậy cách thức hoạt động ở hai thị trường tiền điện tự cụ thể của Lending là gì?

Cách thức hoạt động trên thị trường tiền tệ của Lending là gì?
Cách thức hoạt động trên thị trường tiền tệ của Lending là gì?

Hoạt động của Lending trên các nền tảng Lending khác nhau

Một số nền tảng Lending nổi tiếng hiện nay trên thị trường Crypto có thể kể đến là Compound, NEXO, ETHLend, BlockFi, Dharma,... . Các nền tảng này lại tiếp tục được chia thành 2 loại khác nhau là CeFi và DeFi.

  • Nền tảng CeFi (viết tắt của cụm Centralized Finance): được hiểu là một mô hình lending tập trung. Cụ thể là bên cho vay và bên vay cần thực hiện đúng và đủ quyền, nghĩa vụ của mình thông qua chủ dự án lending đang tham gia, gọi tắt là bên trung gian thứ 3.
  • Nền tảng DeFi (viết tắt của cụm Decentralized Finance): là mô hình lending đối lập với CeFi. Mọi hoạt động của bên cho vay và bên vay sẽ được diễn ra trực tiếp trên thông qua smart contract của blockchain. Điều này cũng có nghĩa là loại bỏ hẳn sự tham gia của bên trung gian thứ 3.
Mô hình hoạt động của CeFi và DeFi được minh họa như trên
Mô hình hoạt động của CeFi và DeFi được minh họa như trên

Tuy nhiên thực chất là người đầu tư không cần quá chú tâm đến việc phân loại này mà vấn đề quan trọng hơn vẫn là nắm vững được cách thức hoạt động của Lending trên các nền tảng Lending là gì.

Cụ thể là, những người có coin nhàn rỗi (nhà đầu tư/bên cho vay) và cả những người đang cần coin (bên vay) sẽ tham gia chung vào một nền tảng Lending. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ lending cho vay coin để nhận lãi suất đã cao kết theo kỳ; đồng thời các Borrowers sẽ tiến hành đăng ký vay mượn, việc hoàn trả cả gốc lẫn lãi sẽ thực hiện vào thời điểm kết thúc thời hạn cho vay. Các nền tảng Lending như đã giới thiệu ở trên sẽ làm nhiệm vụ bên thứ 3 trung gian để kiểm soát hoạt động cho vay – vay để đảm bảo tính an toàn minh bạch. Vậy thu nhập của nền tảng Lending là gì? Đó chính là mức chênh lệch lãi suất của hoạt động lending – borrowing này.

Mục đích chính của các nhà đầu tư sở hữu coin nhàn rỗi hoạt động trên các nền tảng Lending chính ra tạo ra nguồn thu nhập mới dựa trên tài sản nhàn rỗi, có thể hiểu như một cách gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Còn Borrowers khi vay có thể hướng đến mục tiêu hold coin đợi giá, thanh toán, bán ra ở sàn khác lấy lợi nhuận,... .

Hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch Crypto

Ngoài hoạt động trên các nền tảng Lending chuyên dụng, lending cũng xuất hiện một cách chính thức ở các sàn giao dịch Crypto như Binance, Poloniex, Bitfinex, Gate.io,... như một hình thức đầu tư.

Mục đích vay coin của Borrowers là các nhà đầu tư trên sàn giao dịch Crypto thường là để thực hiện giao dịch margin. Từ đó có thể huy động thêm vốn từ sàn nhằm tạo nên đòn bẩy cho các giao dịch của họ, góp phần tối ưu hóa lợi nhuận đến mức cao nhất dựa trên số vốn thực có.

Lending tồn tại như thế nào tại các sàn giao dịch tiền điện tử?
Lending tồn tại như thế nào tại các sàn giao dịch tiền điện tử?

Vậy cách thức hoạt động của Lending là gì trên các sàn giao dịch tiền điện tử như thế này?

Trên thực tế, số lượng coin/token được mang đi cho vay có nguồn gốc từ 2 điểm chính: (1) – coin dự trữ trên sàn giao dịch và (2) – coin nhàn rỗi từ các nhà đầu tư khác cùng sàn. Tuy nhiên, không phải sàn Crypto nào cũng sẵn sàng mang coin dự trữ cho nhà đầu tư vay bởi vì nếu lượng vay lớn vượt kiểm soát mà sàn không thể xoay vòng vốn kịp thì sẽ xảy ra tắc nghẽn, thậm chí làm tê liệt cả hệ thống giao dịch gây hậu quả nghiêm trọng. Và dĩ nhiên, nguồn coin được cho vay sẽ rơi vào trường hợp (2) – coin nhàn rỗi của các traders khác.

Với mô hình Lending này, các sàn giao dịch sẽ không tốn quá nhiều công sức nhưng vẫn có thể kiếm thêm một nguồn thu khác từ chênh lệch lãi suất của hoạt động lending – borrowing tương tự như các nền tảng Lending. Ngoài ra, một số sàn còn thu thêm hoa hồng trên số lãi mà bên cho vay nhận được.

Ưu, nhược điểm của hình thức Lending trong thị trường tiền điện tử

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của hình thức Lending trong thị trường Cryptocurrency mà người cho vay nên tìm hiểu để cân nhắc thêm hoạt động này.

Ưu điểm của hình thức Lending là gì?

Nhìn chung, đây là mô hình đầu tư linh hoạt có nhiều tùy chọn khác nhau từ chủ thể vay/cho vay đến vật thể vay/cho vay. Bên cạnh đó nó cũng rất hữu dụng, phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

  • Với nhà đầu tư có coin nhàn rỗi: có thể tận dụng nguồn tài sản nhàn rỗi có sẵn của mình để tăng thêm giá trị mà không cần trực tiếp đứng ra giao dịch hay mua bán trên thị trường.
  • Với Borrowers: có thể tiến hành tối ưu hóa lợi nhuận chỉ với nguồn vốn thực khiêm tốn bằng các giao dịch margin.

Nhược điểm của hình thức Lending là gì?

Vấn đề được coi là nhược điểm mang tính rủi ro cao nhất của Lending chính là sự biến động giá coin. Đối với các nhà đầu tư, nếu đồng coin cho vay mất giá sau đó thì khả năng cao là phần lãi nhận được không đủ bù lại khoản thua lỗ này.

Chẳng hạn như nhà đầu tư A cho vay 10 đồng BCH (giá hiện tại là 450$/BCH suy ra đang có tổng giá trị là 4,500$) với lãi suất 6.6%/năm thời hạn 30 ngày. Sau 30 ngày, giá đồng BCH tuột xuống chỉ còn 410$/BCH. Tổng số coin mà nhà đầu tự nhận được tính cả gốc lẫn lãi là 10 + 10 x 6.6% x 30/365 = 10.0542 BCH. Tương đương với 4,122$, đã bị giảm đến 8.4%.

Một số ưu nhược điểm của Crypto-lending mà bạn cần lưu ý
Một số ưu nhược điểm của Crypto-lending mà bạn cần lưu ý

Còn đối với Borrowers, nếu sử dụng coin đã vay dự đoán sai xu hướng sàn Crypto thì đương nhiên vẫn phải chịu thua lỗ tương ứng, chưa kể đến việc vẫn phải trả lãi và gốc cho nhà đầu tư cho vay đúng kỳ hạn.

Các yếu tố cần quan tâm tới khi tham gia vào mô hình Lending là gì?

Dưới đây là một số yếu tố mà người cho vay lẫn người vay phải hết sức cẩn trọng và chú ý:

  • Tỷ lệ lãi suất (Interest Rate): con số này càng cao thì lợi nhuận thu về của nhà đầu tư sở hữu coin nhàn rỗi cho vay càng cao.
  • Thời gian cho vay (Lending time): là thời gian coin/token của bên cho vay bị khóa và được sử dụng bởi Borrowers. Các khoảng thời gian lựa chọn của các nền tảng khá đa dạng 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày,...
  • Số coin cho phép lending: được hạn mức bởi quy định riêng của nền tảng.
  • Tổng tài sản trong nền tảng (Total Value Locked): được hiểu là toàn bộ tài sản bên trong nền tảng. Nếu con số này càng lớn thể hiện rằng có nhiều người tham gia quan tâm đến nền tảng đó. Đồng thời, giá coin cũng chịu tác động bởi tài sản locked này.

Những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động Lending là gì?

Loại trừ đi tất cả các rủi ro về mặt kỹ thuật hay pháp lý thì liệu những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động lending là gì?

Hai khả năng có thể xảy ra mà chúng tôi dự đoán được cụ thể là:

  • Độ uy tín của chủ sàn không cao: cho rằng mục đích ban đầu của họ là nghiêm túc, tuy nhiên khi đứng trước một khối tài sản lớn có thể chủ sàn sẽ không “tịnh tâm” được mà bắt đầu hành động để “cao chạy xa bay”. Họ sẽ dùng phương thức đánh sập sàn khi lợi nhuận đạt đến mức dự đoán rồi biến mất. Mọi hệ lụy sau đó chỉ có thể là do nhà đầu tư gánh lấy.
  • Tỷ giá biến động: hơi thở của mô hình Lending được duy trì và phát triển chính là nhờ vào làn sóng tăng trưởng của thị trường tiền điện tử cũng như sự gia nhập đông đảo của các nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi mới. Thế nên nếu tỷ giá biến động không ổn định liên tục sẽ gây ra mất cân đối thanh khoản dẫn đến sự ảnh hưởng nặng nề cho cơ cấu tài chính của mô hình Lending.
Cân nhắc yếu tố rủi ro khi quyết định đầu tư Crypto-lending
Cân nhắc yếu tố rủi ro khi quyết định đầu tư Crypto-lending

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến Lending.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây của Kịch Trần, các độc giả có đam mê với thị trường tiền điện tử đã tìm được đáp án cho câu hỏi Lending là gì cũng như thu nhặt được những thông tin liên quan đến chủ đề này. Nếu có quyết định tham gia lending ở bất kỳ nền tảng hay sàn giao dịch nào, hãy cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt nhé!

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu