Lý Thuyết Dow Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng hai 23, 2021

Lý thuyết Dow là công cụ phân tích điển hình cho thị trường tài chính trong đó có đầu tư forex. Đây là lý thuyết nổi tiếng với 12 nguyên lý cơ bản, dẫn dắt các trader đến thành công.

Nếu bạn là một nhà đầu tư tài chính mới vào nghề, thì tìm kiếm các công cụ phân tích kỹ thuật thị trường là điều tất yếu. Có một sự thật là mọi tìm kiếm cuối cùng cũng sẽ dẫn về Lý thuyết Dow. Vậy lý thuyết Dow là gì, nó có ý nghĩa gì với đầu tư tài chính và gồm những nguyên lý cơ bản nào? Những vấn đề này sẽ được team Kịch Trần cập nhật ngay sau đây.

Lý thuyết Dow là gì?

Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính rất quan trọng. Nó là tiền đề để đưa đến các lệnh giao dịch phù hợp với xu thế thị trường. Lý thuyết Dow chính là nền tảng để trader có thể phân tích các kỹ thuật thị trường này.

Lý thuyết Dow là nền móng của phân tích thị trường tài chính
Lý thuyết Dow là nền móng của phân tích thị trường tài chính

Lý thuyết Dow thể hiện cụ thể các biến động của thị trường tài chính nói chung. Đó có thể là từng mã cổ phiếu, từng cặp tiền tệ. Dựa vào các phân tích kỹ thuật này, nhà đầu tư có thể đoán định được xu hướng thị trường và đặt lệnh tương ứng để gia tăng lợi nhuận của mình. Đây cũng là nền tảng đầu tiên để nhà đầu tư có thể tiến đến phân tích sóng Elliott, một trong những mô hình sóng quan trọng trong đầu tư forex.

Lịch sử hình thành của Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được xây dựng từ những nền tảng nghiên cứu của Charles H. Dow. Tuy nhiên ngay từ khi viết những bài xã luận phân tích kỹ thuật thị trường, có lẽ ông cũng không ngờ được rằng các vấn đề nghiên cứu của mình lại trở thành thước đo chuẩn nhất cho toàn bộ quá trình phân tích sau này của các nhà đầu tư.

Theo những nghiên cứu của ông, thì thị trường chứng khoán hoàn toàn có đủ điều kiện cơ sở để đại diện tổng thể cho cả một nền kinh tế. Nhờ đó, chỉ cần phân tích tổng thể này, thì trader hoàn toàn có thể xác định được xu hướng của thị trường, hướng đi của từng cổ phiếu và có được lợi nhuận tốt nhất trong quá trình giao dịch.

Cha đẻ của lý thuyết Dow
Cha đẻ của lý thuyết Dow

Nền tảng khám phá của Dow được dựa teen 2 chỉ số chứng khoán cơ bản của thị trường chứng khoán MỸ: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số vận tải Dow Jones. Từ lúc ông khai thác các chỉ số này để tìm hướng đi của thị trường, đến nay đã hơn 100 năm nhưng giá trị của chúng vẫn còn nguyên vẹn.

Ngày nay, mọi lý thuyết phân tích kỹ thuật thị trường đều được bắt nguồn từ Lý thuyết Dow. Chính vì vậy, dù là trader mới vào nghề hay trader chuyên nghiệp, hiểu đúng, đủ và sâu các nguyên lý cơ bản của lý thuyết này là tiền đề quan trọng nhất để khởi đầu sự nghiệp kiếm tiền của mình.

Tóm tắt 9 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Phân tích kỹ thuật thị trường được diễn ra như thế nào? Tất cả đều phải dựa trên những nguyên lý cơ sở nhất định. Toàn bộ Lý thuyết Dow được đúc rút thông qua 9 nguyên lý cơ bản sau đây:

Thị trường mang tính phản ánh chung nhất

Trừ hành động của Chúa hay các đấng tối cao khác, thì Lý thuyết Dow cho rằng chỉ số bình quân thị trường là sự phản ánh khái quát nhất. Những hành động hay các thông tin - quá khứ - hiện tại - vị lai - đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. Biểu hiện cụ thể nhất của nó chính là các chỉ số cũng như biến động của cổ phiếu.

Thị trường mang trong nó các hoạt động giao dịch của hàng triệu nhà đầu tư. Trong đó có không ít những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Vì vậy khi có những thay đổi, thì thị trường cũng sẽ tự động có những điều chỉnh hợp lý để cải thiện tình hình cho phù hợp với những thay đổi đó. Thậm chí dù là thiên tai hay thảm họa, đó là những điều con người không thể nào kiểm soát được, nhưng ngay sau khi chúng xảy ra thì cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường.

Mọi vấn đề đều được phản ánh vào thị trường
Mọi vấn đề đều được phản ánh vào thị trường

Điều này cũng có nghĩa là, không thể có bất kỳ nhà giao dịch nào có thể thao túng được thị trường. Nó diễn ra theo đúng xu hướng chính của nó và khi đến giai đoạn quá độ, nó sẽ tự động đảo chiều.

Chính vì vậy, thị trường chính là vấn đề đầu tiên mà nhà đầu tư cần hướng đến. Lý thuyết Dow quan tâm đến biến động của toàn bộ thị trường, không chỉ riêng thị trường chứng khoán. Nguyên lý xác nhận tầm quan trọng của thị trường này thực tế cũng không phải là điều mới mẻ với các nhà đầu tư, vì nếu những ai chuyên đầu tư tài chính đều có thể nhận thấy được vấn đề này.

Mọi vấn đề đều được phản ánh vào giá

Nguyên lý tiếp theo mà chúng ta có thể thấy được ở Lý thuyết Dow chính là nguyên lý về giá. Mọi thông tin, biến động từ thị trường sẽ được biểu hiện cụ thể vào giá. Nghĩa là tất cả mọi thứ, từ những điều vĩ mô đến những nhân tố vi mô, hay thậm chí cả tâm lý nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến giá cả. 100% mọi thứ trên thị trường đều sẽ biểu thị cụ thể thông qua giá. Và nó chính là nhân tố phản ánh đúng nhất, chân thực nhất tình hình cụ thể hiện tại của thị trường.

Tuy nhiên có một điều mà các bạn cần biết, H. Dow không phải là người đầu tiên đưa ra nguyên lý này. Nó đã được khẳng định trước đó thông qua Giả thuyết thị trường hiệu quả từ những năm 1860.

Thị trường gồm 3 xu thế cơ bản

Khi thị trường dao động, sẽ tạo thành các xu thế giá khác nhau. Xu thế phát triển sẽ trở thành xu hướng và nếu nhà đầu tư đặt lệnh khớp với xu thế thì khả năng chốt lời rất tiềm năng.

Theo mô tả của Lý thuyết Dow, thì các xu thế của thị trường sẽ bao gồm xu thế cấp 1, xu thế cấp 2, xu thế cấp nhỏ:

  • Xu thế cấp 1 là xu thế chính. Đây là xu thế cơ bản nhất và thể hiện những biến động tăng giảm quy mô lớn. Đây là những chuyển động của giá kéo dài đến cả năm trời, thậm chí trong vài năm. Trong quá trình biến động này sẽ có các đợt điều chỉnh giá mới liên tục. Nếu giá mới cao hơn giá cũ, thì thị trường được gọi là thị trường tăng giá. Còn nếu giá mới liên tục thấp hơn giá cũ thì đây là thị trường giảm giá. Xu thế này được các nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Họ sẽ mua trong một thị trường lên giá và canh chỉnh phân tích để bán nó trước khi thị trường giảm giá quay đầu hoặc ngược lại.
  • Xu thế cấp 2 là những xu thế ngắn, gián đoạn, đi ngược với xu thế cấp 1 để tác động đến giá của xu thế cấp 1. Nó có vai trò làm giảm quá trình tăng giảm của xu thế giá 1. Nó được gọi là các xu thế tăng tạm thời hoặc giảm tạm thời. Các biến động trung gian này sẽ kéo dài khoảng 3 tuần đến 4 tháng. Thông thường, xu thế cấp 2 sẽ tạo mức giảm hay tăng từ ⅓ đến ⅔ so với giá cấp 1 và sẽ bị giới hạn trong mức này. Nếu là một trader giàu kinh nghiệm thì xu thế cấp 2 cũng là cơ hội tốt để đặt lệnh giao dịch.
  • Xu thế nhỏ hay còn gọi là xu thế Minor là những dao động giá xảy ra trong thời gian ngắn, thường là từ 1 tuần đến tối đa 3 tuần. Theo Lý thuyết Dow, xu thế này không có nhiều ý nghĩa giao dịch. Vai trò lớn nhất của chúng chính là góp phần tạo nên các xu thế cấp 2 trung gian. Tuy nhiên nó cũng hoàn toàn có thể bị xu thế cấp 1 lôi kéo và trở nên đồng nhất cùng xu thế cấp 1. Nó gần như khó có thể tác động thẳng vào 2 xu thế trên. Vì để đạt được tác động, phải cần đến lượng giao dịch rất lớn. Tuy nhiên vì là biến động giá trong thời gian ngắn nên điều này gần như là không thể xảy ra.
Xu thế tăng chính cấp 1
Xu thế tăng chính cấp 1

Xu thế chính gồm 3 giai đoạn

Nguyên lý thứ 3 của Lý thuyết Dow nói về 3 giai đoạn của xu thế chính (xu thế cấp 1). Tùy thuộc vào xu thế chính đang tăng hay giảm mà các giai đoạn này cũng sẽ không giống nhau.

Các giai đoạn trong xu hướng tăng chính

Xu hướng tăng chính còn được gọi là thị trường Bò tót - Bull market. Tại xu hướng này, sẽ có 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tích lũy (Thời kỳ đầu tiên, giai đoạn phân phối): Đây là điểm khởi đầu của xu hướng tăng, nó thường nằm ở cuối xu thế giảm và tất cả các rủi ro đều đã xảy đến, do đó giá gần như không thể giảm được nữa và bắt đầu đảo chiều. Giai đoạn này được các nhà đầu tư quan tâm và bắt đầu tham gia vào thị trường tăng giá. Tuy nhiên, chỉ những trader giàu kinh nghiệm mới có thể nhìn ra được giai đoạn này vì nó rất khó nhận biết được chính xác.
  • Giai đoạn thứ 2 - Giai đoạn bùng nổ: Lúc này rất nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng giai đoạn rớt giá đã qua, thời kỳ hồi phục và tăng giá đã tới, vì vậy khối lượng giao dịch tham gia thị trường cũng không ngừng tăng lên, tạo nên sự bùng nổ mạnh mẽ về khối lượng giao dịch. Đây là giai đoạn kéo dài nhất, có biến động giá lớn nhất và giá sẽ không những tăng lên. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà các nhà giao dịch xu hướng hoặc dựa trên phân tích kỹ thuật nắm giữ được vị thế ổn, thu lợi nhuận khủng từ quá trình tích lũy đầu tư của mình.
  • Giai đoạn quá độ - suy thoái: Đây là giai đoạn tất yếu sau quá trình bùng nổ. Thị trường tăng nhanh đột biến thì bên mua sẽ có nhiều yếu thế hơn hẳn, những người mua cuối cùng tham gia thị trường và mua lại giao dịch từ những nhà đầu tư bán cuối cùng. Trên thực tế, họ tham gia thị trường với hy vọng xu hướng tăng vẫn tiếp tục, sau một thời gian dài nghiền ngẫm nghiên cứu. Thế nhưng chính ở giai đoạn này, các nhà đầu tư quá cẩn thận này lại đang đu đỉnh và cơ hội bán ra rất mong manh, dẫn đến việc ôm “hàng” trong rất nhiều bất an. Vì lúc này thị trường cho thấy bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều đi xuống. Giai đoạn này cũng là giai đoạn của đầu cơ tích trữ.
Xu thế của thị trường tăng giá - thị trường bò tót
Xu thế của thị trường tăng giá - thị trường bò tót

Các giai đoạn trong xu hướng giảm chính

Thị trường giảm giá còn được gọi là thị trường con gấu - Bear Market. Trong xu hướng này, cũng được chia làm 3 thời kỳ cơ bản như sau:

  • Thời kỳ phân bổ: Bắt đầu ở giai đoạn cuối của thời kỳ tăng giá sẽ là thời kỳ giảm giá. Lúc này, những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhận thấy xu hướng tăng giá của các cổ phiếu mà họ đang giữ sẽ không có cơ hội tăng nhanh trong tương lai. Ngược lại nếu không bán thì nguy cơ thị trường quay đầu và lỗ vốn là điều hoàn toàn có thể. Chính vì vậy, họ tranh thủ thanh lý hết số cổ phần đang nắm giữ. Người mua sẽ là những người mua cuối mới nhảy vào thị trường. Chính vì vậy, lúc này lượng giao dịch vẫn rất nhiều nhưng kỳ vọng về lợi nhuận cao đã không còn, tâm lý lo lắng xuất hiện khắp nơi.
  • Thời kỳ hỗn loạn: Thời kỳ thứ 2 của thị trường giảm giá được gọi là thời kỳ hỗn loạn. Người mua giảm, người bán đang cố bán và xu thế giảm tăng mạnh. Đồ thị giảm giá cần như lao dốc đứng và khối lượng giao dịch cũng giảm sâu đến mức khó kiểm soát được. Trong quá trình hỗn loạn này, có thể có một vài xu hướng hồi phục trung gian nhưng không đáng kể. Tại giai đoạn này, rất nhiều nhà đầu tư nảy sinh tâm lý chán nản, các thông tin xấu ồ ạt đến và các doanh nghiệp cũng lao đao không kém.
  • Thời kỳ thứ 3 của xu hướng giảm chính là thời kỳ gần như khủng hoảng. Giá giảm đến mức thấp nhất và những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn chính là những người “tử nạn” đầu tiên. Vì trên thực tế là những cổ phiếu chất lượng cao đều được những nhà đầu tư trường vốn giữ lại để chờ thị trường quay đầu. Vào cuối giai đoạn này, thì gần như những điều tồi tệ nhất đã xảy ra và thị trường sẽ có những biến động tích cực để quay trở về thời kỳ tăng giá, kết thúc một chu kỳ tăng - giảm của mình.
Thị trường giảm chính gọi là thị trường con gấu
Thị trường giảm chính gọi là thị trường con gấu

Khối lượng giao dịch có sự tương quan với xu thế thị trường

Điều này là một trong những điều rất dễ nhìn thấy ở Lý thuyết Dow. Khi giá có sự biến động theo xu thế cấp 1, hàng loạt các giao dịch được diễn ra. Khối lượng giao dịch tăng khi giá tăng, khối lượng giao dịch giảm khi giá giảm.

Trong xu thế cấp 2, đó chỉ là xu thế trung gian nên biến động này thực sự không thu hút được giới đầu tư. Ngược lại, họ sẽ tạm ngưng các giao dịch để chờ thị trường ổn định trở lại.

Còn trong xu thế giảm giá, thì gần như để có được các giao dịch chất lượng là rất khó. Các nhà đầu tư trường vốn sẽ không chấp nhận việc bán đổ bán tháo để thu hồi vốn mà luôn chờ đợi tín hiệu đảo chiều để đảm bảo được mức lợi nhuận của mình.

Hai đường chỉ số bình quân của thị trường cho thấy xu thế của thị trường

Theo các chuyên gia, thì đây là điều khó giải thích nhất trong hệ thống Lý thuyết Dow. Mặc dù vậy, kể từ khi được đưa ra đến nay thì nó luôn đúng. Thời gian đã kiểm định nguyên lý này và cho dù khó giải thích, nó vẫn là một căn cứ cơ bản cho các trader phân tích kỹ thuật thị trường.

Những ai bỏ qua nguyên lý này gần như đều tiếc nuối vì thực tế kinh doanh có thể sẽ gặp những sai lầm và dẫn đến thua lỗ. Áp dụng triệt để nguyên lý này, cơ hội thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

Nguyên lý này có những vấn đề cơ bản như sau:

  • Chỉ số bình quân bên dưới là biểu hiện cho thị trường đi xuống
  • Chỉ số bình quân phía trên là biểu hiện cho thị trường đi lên
  • Xem xét duy nhất một chỉ số bình quân sẽ không thể xác định được xu thế tăng giảm của thị trường
  • Cả 2 chỉ số bình quân thường cùng chuyển động đến 1 đỉnh hoặc đáy mới, khi đó mới có thể xác định được thị trường thể hiện xu hướng tăng hay giảm.

Xu thế cấp 2 có thể được biểu thị bằng những đường ngang

Trong Lý thuyết Dow, đường ngang là những chuyển động ngang. Nó biểu thị quá trình dao động giá trung gian và phản ánh thời kỳ mà thị trường có sự biến động giá rất ít. Khi thị trường xuất hiện đường ngang, thì lúc này cung và cầu đang gần như có sự cân bằng, thị trường rất ổn định và cơ hội trải đều cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên trên thực tế, đường ngang xuất hiện cho thấy sự đuối sức của những người mua và bán trên thị trường. Người mua thì phải tăng giá để chào mua được cổ phiếu mình cần, người bán muốn bán được phải giảm giá kỳ vọng. Do đó, khi đường ngang xuất hiện, thị trường sẽ có một mức giá dao động cao.

Đường ngang thường chỉ xuất hiện từ 2 - 3 tuần và sau đó xu thế cấp 2 sẽ biến mất, xu thế cấp 1 lại giữ vị thế chủ đạo trong chiều tăng hoặc giảm của mình.

Xu thế vẫn tiếp diễn cho đến khi bản thân nó tự đuối sức và đảo chiều

Điều này chúng tôi cũng đã đề cập đến trong phần nguyên lý giá. Đây là một trong những nguyên lý của Lý thuyết Dow gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Dựa vào nguyên lý này, các nhà đầu tư có thể có những động thái an toàn nhất trong quá trình chờ đợi thị trường đảo chiều. Chắc chắn rằng, với những ai kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu tốt từ giá, thì những người đó sẽ nắm được phần thắng hơn là những người nôn nóng giao dịch khi thị trường vẫn đang trong xu thế của nó.

Thị trường tự đuối sức và đảo chiều mà không cần sự can thiệp nào
Thị trường tự đuối sức và đảo chiều mà không cần sự can thiệp nào

Chỉ nên áp dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu thị trường

Nguyên lý cuối cùng của Lý thuyết Dow mà chúng tôi muốn đề cập đến các bạn chính là giá mà Lý thuyết Dow quan tâm thực chất là gì?

Lý thuyết Dow không cần quan tâm nhiều đến các biến động giá trong ngày. Điều mà học thuyết này muốn bạn hướng đến chính là số liệu cuối cùng của ngày giao dịch. Đây mới chính là giá biểu hiện cho thị trường và nếu muốn nắm chắc lợi nhuận, thì cần phải dựa vào mức giá này để phân tích xem xét và đoán định xu hướng thị trường trong những ngày tiếp theo.

Lưu ý quan trọng về Lý thuyết Dow

Bên cạnh những ưu điểm cũng như tầm quan trọng của mình, thì Lý thuyết Dow vẫn có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất là độ trễ, thứ 2 là nó chỉ phù hợp với những đầu tư dài hạn. Với các giao dịch ngắn hạn, có rất nhiều yếu tố tác động nên không phải nó lúc nào cũng đúng.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của internet cũng như hệ thống tài chính toàn cầu, các giao dịch giờ đây được tính theo phút, theo giây chứ không phải theo ngày như 100 trăm trước. Do đó, thị trường có độ nhiễu lớn hơn, nhà đầu tư cần tỉnh táo hơn để có thể đưa ra được các lệnh giao dịch tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp về lý thuyết Dow

Dưới đây là những câu hỏi nhiều người thường thắc mắc về lý thuyết Dow.

Kết luận

Đầu tư tài chính là một cơ hội mở. Nó có thể mang đến cho một trader sự thành công và giàu có ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên nó cũng có thể khiến bạn mất sạch tiền của, thời gian và công sức. Do đó, tìm hiểu kỹ Lý thuyết Dow để có được các chiến lược phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính là điều rất quan trọng. Chúc các bạn thành công và có được thành quả trong giao dịch đầu tư của mình!

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu