Market Sentiment Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Tư 20, 2021

Market Sentiment được định nghĩa như là cảm tính/tâm lý thị trường, có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng thị trường và cần có chiến lược giao dịch Forex hay chứng khoán phù hợp.

Với thị trường Forex hay chứng khoán, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính biến thiên của thị trường. Một trong số đó chính là Market Sentiment. Khái niệm này dùng để chỉ cảm tính thị trường. Vậy Market Sentiment là gì, nó có đặc điểm gì và nhà đầu tư nên lưu ý gì khi giao dịch cùng Market Sentiment?

Market Sentiment là gì?

Market Sentiment là khái niệm khá quen thuộc trong thị trường tài chính. Dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là Cảm tính thị trường. Hoặc bạn cũng có thể hiểu nó với nghĩa là tâm lý thị trường.

Tâm lý thị trường chính là nhân tố đại diện cho tâm trạng của thị trường tài chính. Nó là cảm giác chung của đại đa số các nhà giao dịch trong một thời điểm nhất định. Dù là thị trường chứng khoán hay ngoại hối đều sẽ có xuất hiện tâm lý thị trường này. Cùng với sự thay đổi của cảm tính nhà đầu tư, bạn sẽ có được quyết định giao dịch Forex trading phù hợp dựa vào việc thị trường sẽ diễn biến tiêu cực hay tích cực theo cảm tính đó.

Market Sentiment là tâm lý thị trường, thay đổi theo cảm tính các nhà đầu tư
Market Sentiment là tâm lý thị trường, thay đổi theo cảm tính các nhà đầu tư

Nếu cảm tính thị trường dẫn đến một thị trường lạc quan, nó sẽ được gọi là thị trường tăng trưởng. Ngược lại, nếu cảm tính khiến thị trường bi quan nó sẽ được gọi là thị trường tiêu cực. 

Trên thực tế, việc đo lường tâm lý thị trường ngay từ giai đoạn manh nha sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên khi nó tạo nên làn sóng tâm lý chung thì các nhà đầu tư rất dễ nhận biết được. Triển vọng của thị trường tăng hay giảm có thể bị định hình bởi bất cứ nhân tố nào. Đó có thể là một tin tức chính trị xấu, hoặc mức thay đổi lãi suất của các Ngân hàng Trung ương. Thậm chí, nó chỉ đơn giản là tâm lý chung khi thị trường đang tăng quá mạnh hay giảm quá sâu.

Chính vì vậy, một nhà đầu tư chuyên nghiệp cần phải có cách đọc vị thị trường tốt nhất. Cần phải đảm bảo phân tích thị trường theo các chiều hướng khác nhau. Khi đó, bạn sẽ có được sự nhìn nhận thấu suốt nhất về Market Sentiment. Thông qua điều này, việc đưa ra các quyết định giao dịch cũng như dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường cũng đơn giản hơn.

Ngoài ra, liên quan đến tâm lý thị trường, thì trong bất kỳ giai đoạn nào, ngoài xu hướng tâm lý chung thì vẫn có nhiều nhà đầu tư chống lại xu hướng này. Các luồng ý kiến trái với xu hướng chung sẽ có 2 trường hợp. Một là vùng lên để lật ngược xu hướng chung, tạo xu hướng giá mới. Hai là bị nhấn chìm bởi thị trường và dù có bất mãn, thì vẫn phải chấp nhận xu thế chung của số đông.

Ví dụ đơn giản về Market Sentiment

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thị trường tài chính có sự tác động lớn từ yếu tố cảm xúc của các nhà đầu tư. 

Ví dụ, bạn lo lắng thị trường ngày mai như thế nào, giá lên hay giảm xuống. Chính các tâm lý này đã tác động đến quá trình giao dịch của bạn. Từ đó khiến thị trường cũng có những chiều hướng thay đổi nhất định.

Thị trường tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào tâm lý giao dịch của Trader
Thị trường tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào tâm lý giao dịch của Trader

Ví dụ, trong một xu hướng tăng giá mạnh, mọi nhà đầu tư đều ồ ạt mua đầu cơ. Lúc này, nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng giá đã tăng lên đến thế này rồi, chắc chắn nó sẽ giảm xuống. Như vậy, một xu hướng bán mới hình thành để chốt lời. Khi thị trường có nhiều người bán, chắc chắn giá sẽ sụt giảm và thị trường quay đầu đi xuống. Ngoặc trong trường hợp ngược lại ở một thị trường giảm giá, các nhà đầu tư cũng xuất hiện tâm lý giá đã chạm đáy, chắc chắn sẽ lên và tạo nên một luồng tâm lý mới.

Những điều này đã tạo nên cho thị trường một bức tranh rất rõ nét và sống động. Không thể phủ nhận được những gì mà thị trường thay đổi theo tâm lý số đông. Trên thực tế, bạn không thể một mình mà điều khiển được thị trường. Tuy nhiên khi cảm tính thị trường xuất hiện ồ ạt ở hàng loạt nhà đầu tư thì sẽ tạo nên sự biến động giá vô cùng lớn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý thị trường thay đổi

Nhận ra sự thay đổi sớm nhất luôn là một trong những mục tiêu của các trader chuyên nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác thị trường thay đổi. Trong đó có các nguyên nhân chính sau đây:

  • Một dữ liệu nào đó được công bố.
  • 1 sự thay đổi về chính trị.
  • 1 sự kiện bất ngờ nào đó

Về cơ bản, luôn có những cơ hội trading hoàn hảo khi thị trường có sự biến động. Vì vậy, nắm bắt được tâm lý cũng là một trong những kỹ thuật mà trader cần phải rèn giũa.

Đặc trưng của Market Sentiment

Tâm lý thị trường có rất nhiều đặc điểm đặc thù.  Trước hết, trader cần phải hiểu được rằng không phải tâm lý nào cũng có thể gây ra sự biến động. Mỗi ngày có rất nhiều thông tin và dữ liệu kinh tế, tài chính lẫn chính trị được công bố. Sẽ có những tác động cụ thể đến tâm lý các nhà đầu tư nhưng để tạo thành luồn sóng mạnh khiến thị trường dịch chuyển thì cần nhiều yếu tố. Hơn nữa, từng loại tâm lý cũng sẽ khiến thị trường dao động ở những mức độ không giống nhau.

Thứ 2, tâm lý thị trường có sự biến động liên tục. Biến động có thể diễn ra chớp nhoáng và có thể kéo dài đến vài tuần, thậm chí vài tháng. Chính điều này đã tạo nên một thử thách lớn cho các trader. Làm thế nào để có thể giao dịch dựa vào tâm lý và khi nào thì tâm lý lại có sự chuyển biến mới. Đây là một câu hỏi khó và các trader chuyên nghiệp có khi cần đến kinh nghiệm vài năm mới có thể tìm được câu trả lời.

Tâm lý thị trường có tính biến động liên tục
Tâm lý thị trường có tính biến động liên tục

Thêm một vấn đề nữa, cảm xúc của trader chi phối thị trường. Nhưng nó chính là biểu thị của những tham lam và sợ hãi của các nhà đầu tư. Các cảm xúc giao dịch theo xu hướng tham lam hay sợ hãi sẽ là nhân tố quyết định quan trọng đến việc thị trường tăng hay giảm. Chính vì điều này, trong bất kỳ xu hướng tâm lý nào, cảm xúc tâm lý cũng có thể đạt đến đỉnh điểm trước khi thị trường quay đầu.

Hiểu được giai đoạn nào giá chạm đỉnh hay chạm đáy để các nhà đầu tư có thể tránh được mua vào hay bán ra? Bất cứ trạng thái nào cũng đều trả giá và nó luôn có 2 mặt: Cơ hội với người này và khủng hoảng với người kia.

Các chỉ số

Sau đây là các chỉ số được sử dụng để đo lường Market Sentiment.

VIX

Đây là chỉ số sợ hãi. Chỉ số sợ hãi cho thấy khi một thị trường đang tăng giá, các nhà đầu tư bắt đầu lo sợ giá sẽ giảm và sẽ có các biện pháp để bảo vệ rủi ro cho mình. Trong đó, hầu hết đều chọn phương pháp bán ra để chốt lời. Chỉ số này là một trong những tiêu chí đo lường Market Sentiment khá hiệu quả và được đông đảo trader áp dụng.

Chỉ số The High - Low

Chỉ số này được áp dụng để so sánh cổ phiếu ở mức cao với những cổ phiếu ở mức thấp nhất trong 52 tuần trở lại (1 năm). Nếu giá trị chỉ số dưới 30 thì cho thấy thị trường đang giao dịch ở mức thấp và tâm lý giao dịch đang bị giảm đáng kể. Nếu chỉ số trên 70 thì đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy thị trường đang ở mức tăng, các nhà đầu tư đang có tâm lý thị trường khá tốt.

Sử dụng các chỉ số để nhận định tâm lý thị trường
Sử dụng các chỉ số để nhận định tâm lý thị trường

Chỉ số Bullish Percent (BPI)

Chỉ số BPI có trách nhiệm đo lường các mô hình tăng giá dựa vào biểu đồ điểm và hình. Tỷ lệ tăng của chỉ số này thường đạt mức 50%. Nếu BPI đạt trên 80% thì Market Sentiment sẽ vô cùng lạc quan và cho thấy thị trường đang biến biến mua rất nhiều. Ngược lại, nếu BPI dưới mức 20% thì tâm lý thị trường đang khá tồi tệ và thị trường đang diễn biến ở việc bán quá mức cần thiết.

 Cam Kết của các nhà đầu tư

Cam kết của các nhà đầu tư cũng là một trong những công cụ chủ yếu giúp trader có thể đo lường được thị trường. Chỉ số này được công bố vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Nó thể hiện vị thế Buy và Sell của các nhà giao dịch có xu hướng đầu cơ và nhà giao dịch thương mại. Chính điều này sẽ cho thấy những phác thảo sơ bộ về động thái thị trường trong phiên giao dịch diễn ra vào đầu tuần kế tiếp và các trader có thể xem nó như một chỉ báo quan trọng để tìm hiểu và khẳng định tâm lý thị trường.

Giao dịch theo tâm lý thị trường như thế nào?

Có rất nhiều cách để giao dịch theo tâm lý thị trường. Điều quan trọng chính là bạn phải xác định được tâm lý đó đang ở thế bi quan hay tích cực. Từ đó, tìm ra phương hướng xác định nên mua vào hay bán ra để đạt được hiệu suất lợi nhuận tốt nhất.

Để “đọc vị” được xu hướng cảm tính thị trường, bạn hãy thường xuyên theo dõi tình hình mua bán thực tại, thông qua các chỉ báo và công cụ để tìm hiểu thị trường đang dao động theo hướng nào. Nên nhớ, bức tranh thị trường chỉ rõ nét khi bạn sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật cũng như công cụ phân tích cơ bản đồng bộ và chuẩn xác.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về Market Sentiment.

Kết luận

Market Sentiment là gì đã được chúng tôi nêu rõ thông qua các nội dung trên đây. Hy vọng với những thông tin này, trader sẽ có được những thông tin bổ ích, giúp đảm bảo được kỹ năng đọc vị thị trường và có được thành công ngoài mong đợi! Nên nhớ, tâm lý thị trường luôn biến đổi và chỉ khi nào bạn chắc chắn về xu hướng, thì mới nên tiến hành giao dịch để hạn chế tối đa các rủi ro.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu