Các Mô Hình Nến Nhật

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Sáu 10, 2021

Nhờ những tín hiệu tuyệt vời trong mô hình nến Nhật mà các nhà đầu tư sẽ có dự đoán chính xác biến động giá trong tương lai.

Mô hình nến Nhật là thuật ngữ quen thuộc trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư mới còn khá bỡ ngỡ với mô hình này. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp các nhà đầu tư hình dung chính xác nhất về mô hình nến Nhật cũng như cách sử dụng nến Nhật hiệu quả.

Tổng quan về mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật là gì?

Mô hình nến Nhật (còn có cách gọi khác là đồ thị nến Nhật hay biểu đồ nến Nhật) là 1 loại mô hình, biểu đồ thể hiện sự thay đổi, biến động giá của các tài sản trong lĩnh vực tài chính như tiền tệ, tiền điện tử, chứng khoán phái sinh, cổ phiếu, hàng hóa,....

Mô hình nến Nhật được sử dụng phổ biến trên thị trường Forex
Mô hình nến Nhật được sử dụng phổ biến trên thị trường Forex

Mô hình nến Nhật cùng biểu đồ đường, biểu đồ thanh là 3 loại biểu đồ đang được dùng phổ biến nhất trên thị trường tài chính.

Xuất phát từ Nhật Bản, mô hình nến Nhật dần được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây. Và đến ngày nay, các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình này kết hợp với các loại chỉ báo khác để phân tích kỹ thuật.

Nguyên tắc của nến Nhật được thể hiện dựa trên những yếu tố sau:

  • “Như thế nào” quan trọng hơn “Vì sao”. Có nghĩa là, biến động giá sẽ quan trọng hơn các tác động của thị trường.
  • Mọi thông tin đều hiển thị trên giá.
  • Mọi hoạt động của người mua/bán đều dựa trên yếu tố cảm xúc, hy vọng.

Lịch sử ra đời của mô hình nến Nhật

Cha đẻ của mô hình nến Nhật chính là Munehisa Homma - 1 nhà kinh doanh gạo ở Sakata, Nhật Bản. Là 1 người đã có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường gạo, ông Munehisa Homma nhận thấy rằng giữa nhu cầu cung và cầu của thị trường có sợi dây liên kết.

Tuy nhiên, sợi dây liên kết này lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cảm xúc, thái độ của thương nhân. Do đó, ông đã lý luận rằng việc nghiên cứu tâm lý của con người có thể dự đoán được tương lai của thị trường gạo. Hay nói cách khác ông đã nhận thấy được sự khác nhau giữa giá gạo và giá trị.

<!-- wp:paragraph -->
<p><em>Mô hình nến Nhật hình thành dựa trên biến động của thị trường gạo</em>
</p>
<!-- /wp:paragraph -->
Mô hình nến Nhật hình thành dựa trên biến động của thị trường gạo

Những nghiên cứu của ông được viết thành cuốn sách San-en Kinsen Hiroku với chủ đề chính là tâm lý thị trường. Ông cho rằng cảm xúc hay tâm lý của nhà kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến giá gạo.

Thời điểm đó, ông Munehisa Homma thường xuyên ghi chép lại giá gạo mỗi ngày bằng công cụ hỗ trợ là nến. Sau 1 khoảng thời gian, ông nhận thấy lịch sử ghi chép có 1 sự lặp đi lặp lại đáng kinh ngạc. Nhờ đó, ông dễ dàng dự đoán được giá gạo để có kế hoạch tích trữ hàng phù hợp. Và cũng nhờ vào mô hình nến đó mà ông có rất nhiều lợi thế so với những thương nhân khác ở thời bấy giờ.

Mô hình này tuy đã tồn tại khá lâu nhưng vẫn được sử dụng và thảo luận ở nhiều thị trường giao dịch tài chính và forex trading ngày nay.

Đặc điểm của mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật là biểu đồ được tạo nên từ nhiều cây nến. Trong đó, mỗi cây nến thể hiện biến động giá của phiên giao dịch nhất định. Đó có thể là phiên giao dịch ngắn hạn trong 1 phút (M1), 15 phút (M15), 1 giờ (H1), hay những phiên giao dịch dài hơn như 1 ngày (D1), 1 tuần (W1),...

Tùy thuộc vào kế hoạch, chiến lược cũng như nhu cầu cụ thể mà nhà đầu tư lựa chọn khung thời gian phù hợp.

Cấu trúc của nến Nhật được mô tả như hình dưới đây:

Thành phần cơ bản của nến Nhật
Thành phần cơ bản của nến Nhật

Nến nhật được cấu thành từ 3 bộ phận chính:

  • Thân nến: biểu thị khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa.
  • Bóng nến trên (còn gọi là râu nến trên): là bộ phận ở phía trên của thân nến.
  • Bóng nến dưới (còn gọi là râu nến dưới): là bộ phận ở phía dưới của thân nến.

Mỗi cây nến Nhật sẽ biểu thị 4 mức giá của phiên giao dịch là:

  • Open - Giá mở cửa: giá bắt đầu 1 phiên giao dịch của tài sản.
  • Close - Giá đóng cửa: giá kết thúc 1 phiên giao dịch của tài sản.
  • High - Giá cao nhất: mức giá cao nhất của toàn bộ các giao dịch trong phiên giao dịch.
  • Low - Giá thấp nhất: mức giá thấp nhất của toàn bộ các giao dịch trong phiên giao dịch.

Trong mô hình nến Nhật sẽ có 2 loại nến biểu thị cho 2 xu hướng chính của giá, chính là:

  • Nến tăng giá (gọi tắt là Nến tăng): thường có màu xanh, thể hiện xu hướng giá tăng trong phiên giao dịch. Sự xuất hiện của loại nến này có nghĩa là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
  • Nến giảm giá (gọi tắt là Nến giảm): thường có màu đỏ, thể hiện xu hướng giá giảm trong phiên giao dịch. Sự xuất hiện của loại nến này có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Hai màu xanh, đỏ là màu mặc định của thân nến. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhà đầu tư có thể thay đổi màu sắc của thân nến trên nền tảng MT4 miễn sao nhà đầu tư dễ dàng quan sát là được.

Ý nghĩa của mô hình nến Nhật

Như đã chia sẻ ở phần trên, cây nến Nhật được cấu thành từ thân và bóng nến trên/dưới. Cả 3 bộ phận này đều thể hiện hành vi của giá trên thị trường.

Mô hình nến Nhật của vai trò vô cùng quan trọng
Mô hình nến Nhật của vai trò vô cùng quan trọng

Khi phân tích ý nghĩa của nến Nhật, cũng là lúc chúng ta đang phân tích tâm lý, thái độ và hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường. Và chúng ta sẽ dựa vào thân, bóng nến để có phân tích chính xác nhất.

Có thể nói, mô hình nến Nhật thể hiện “cuộc chiến” giành vị thế giữa bên mua (nhà đầu tư kỳ vọng giá lên) và bên bán (nhà đầu tư kỳ vọng giá xuống) trong 1 khoảng thời gian.

Trong trường hợp thân nến màu xanh dài, điều này chứng tỏ trong phiên giao dịch, bên mua đang chiếm ưu thế. Còn ngược lại, thân nến màu đỏ dài thì bên bán đang chiếm ưu thế. Và độ dài của thân nến thể hiện lực mua/bán.

Vậy, bóng nến Nhật thể hiện điều gì?

  • Bóng nến trên sẽ thể hiện thị trường lúc giá tăng. Bóng nến trên càng dài thì có nghĩa bên mua đang ra sức đẩy giá lên, nhưng vì lực bán mạnh nên giá bị đẩy xuống. Trường hợp này gọi là từ chối giá lên.
  • Bóng nến dưới thể hiện thị trường lúc giá giảm. Bóng nến dưới càng dài thì có nghĩa là bên bán đang tìm cách đưa giá xuống nhưng lực mua đang mạnh nên giá được đẩy lên. Trường hợp này gọi là từ chối giá xuống.

Còn có những trường hợp thân nến ngắn và bóng nến cũng ngắn, hay thậm chí không có bóng nến thì chứng tỏ không có bên nào chiếm ưu thế.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình nến Nhật

Nếu chỉ xét 1 cây nến duy nhất, chúng ta sẽ khó xác định được xu hướng giá trong tương lai vì bản thân cây nến này chỉ thể hiện giá ở thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu phân tích một biểu đồ hay mô hình nến Nhật gồm nhiều cây nến thì mọi chuyện sẽ khác.

Do đó, các ưu điểm dưới đây là áp dụng cho 1 đồ thị nến và nhược điểm sẽ xuất phát từ 1 cây nến.

Phân tích ưu điểm và hạn chế của đồ thị nến Nhật
Phân tích ưu điểm và hạn chế của đồ thị nến Nhật

Ưu điểm của nến Nhật

  • Mô hình nến Nhật rất dễ quan sát bởi có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc nến tăng hoặc giảm kết hợp với sự hỗ trợ của phần bóng nến sẽ giúp người xem dễ nhìn hơn.
  • 1 mô hình nến Nhật có thể thể hiện biến động giá trong tương lai. Sở dĩ đồ thị nến Nhật có khả năng này bởi vì đồ thị thể hiện lực mua/bán đang chiếm ưu thế, từ đó cho biết xu hướng tiếp theo của giá hiện tại.
  • Thông thường, khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật thì nhà đầu tư cũng có thể dự đoán được hướng của giá trong tương lai. Tuy nhiên, khi kết hợp chỉ báo cùng đồ thị nến Nhật có thể giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn bởi nhà đầu tư có thể dự đoán được vị trí đỉnh và đáy của giá thị trường.

Nhược điểm của nến Nhật

  • Nếu xét bản thân 1 cây nến Nhật, nó chỉ thể hiện được giá của phiên giao dịch cụ thể nào đó chứ nó không thể hiện được xu hướng, diễn biến của giá. Vì vậy, nhà đầu tư cần nhìn vào tổng thể, bao gồm cây nến quá khứ, hiện tại để xác định xu hướng chính xác nhất.
  • 1 cây nến Nhật không thể hiện được chuyển động giá bên trong mà bạn chỉ biết được thời điểm đó giá tăng hay giảm, bạn sẽ không biết được chính xác giá tăng giảm như thế nào và có khả năng giá biến động bất thường như đi lên xuống liên tục nhưng vẫn ở trong xu hướng tăng.

Vì vậy, khi sử dụng mô hình nến Nhật, bạn cần quan sát ở nhiều khung thời gian để có thể có đánh giá chính xác nhất về hành vi của giá.

Những mô hình nến Nhật thường gặp

Mô hình nến Hammer

Đây là mô hình nến đơn. Nếu mô hình Hammer xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng giảm thì có khả năng cao là xu hướng sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng.

Mô tả mô hình nến Hammer
Mô tả mô hình nến Hammer

Đặc điểm mô hình nến Hammer

  • Không có bóng nến trên hoặc rất ngắn.
  • Thân nến ngắn.
  • Bóng nến dưới dài gấp 2-3 lần thân nến.

Ý nghĩa mô hình nến Hammer

  • Vào thời điểm mở cửa, bên bán đang kiểm soát giá và đẩy giá xuống.
  • Lúc giá thấp nhất, áp lực mua rất lớn và đẩy giá lên.
  • Áp lực mua khổng lồ đến nỗi giá đóng cửa gần tương đương với giá mở cửa.

Mô hình nến Bullish Engulfing

Đây là mô hình có 2 nến. Mô hình nến này xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì có khả năng sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng.

Mô tả mô hình nến Bullish Engulfing
Mô tả mô hình nến Bullish Engulfing

Đặc điểm mô hình nến Bullish Engulfing

  • Cây nến đầu là nến giảm.
  • Cây nến sau là nến tăng.
  • Thân nến của cây nến sau có thể che phủ hoàn toàn thân nến trước.

Ý nghĩa mô hình nến Bullish Engulfing

  • Ở cây nến đầu, bên bán đang kiểm soát. Khi đó, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
  • Ở cây nến sau, bên mua đang có sức mua mạnh và đẩy giá đóng cửa lên cao hơn cây nến đầu. Điều này có nghĩa là bên mua đã giành được ưu thế.

Mô hình nến Shooting Star

Đây là mô hình nến đơn. Nếu mô hình này xuất hiện trong xu hướng tăng thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều và có xu hướng giảm.

Mô tả mô hình nến Shooting Star
Mô tả mô hình nến Shooting Star

Đặc điểm mô hình nến Shooting Star

  • Không có bóng nến dưới hoặc rất ngắn.
  • Thân nến ngắn.
  • Bóng nến trên dài gấp 2-3 lần thân nến.

Ý nghĩa mô hình nến Shooting Star

  • Ở thời điểm mở cửa, bên mua đã kiểm soát thị trường và đẩy giá lên.
  • Lúc giá cao nhất, xuất hiện sức bán lớn và đẩy giá xuống.
  • Áp lực bán khổng lồ dẫn đến giá đóng cửa tương đương với giá mở cửa.

Mô hình nến Bearish Engulfing

Đây là mô hình nến đôi. Nếu mô hình này xuất hiện khi thị trường có xu hướng tăng thì khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều.

Mô tả mô hình nến Bearish Engulfing
Mô tả mô hình nến Bearish Engulfing

Đặc điểm mô hình nến Bearish Engulfing

  • Cây nến đầu là nến tăng.
  • Cây nến sau là nến giảm.
  • Thân nến của cây sau có thể che phủ hoàn toàn thân nến của cây nến đầu.

Ý nghĩa mô hình nến Bearish Engulfing

  • Ở cây nến đầu, bên mua đang kiểm soát. Khi đó, họ đẩy giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
  • Ở cây nến sau, có sự xuất hiện của áp lực bán mạnh mẽ nên đẩy giá đóng cửa thấp hơn cây nến đầu. Điều này chứng tỏ bên mua đã giành được ưu thế.

Câu hỏi thường gặp

Sau đây là Top 10 câu hỏi thường gặp về mô hình nến Nhật.

Kết luận

Trên đây là những phân tích liên quan đến mô hình nến Nhật. Hy vọng với những thông tin này từ team Kịch Trần, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về mô hình này. Và hãy lưu ý, khi sử dụng bất cứ loại mô hình nào, nhà đầu tư cũng nên kết hợp thêm các chỉ báo, công cụ khác tăng xác suất thành công và kiếm được lợi nhuận cao nhất.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu