Mô Hình Sóng Đẩy Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng tư 4, 2021

Mô hình sóng đẩy Impulse Wave là một trong 2 kiểu mô hình sóng Elliott nổi tiếng, giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích kỹ thuật thị trường Forex.

Với những ai quan tâm tìm hiểu hay tham gia đầu tư vào thị trường Forex, thì lý thuyết sóng Elliott không phải là khái niệm xa lạ. Đây là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật thị trường hiệu quả, giúp Trader có thể vào lệnh và thoát lệnh dễ dàng, chuẩn xác. Vậy mô hình sóng đẩy Impulse Wave là gì? Chúng có ý nghĩa thế nào và Trader sẽ tận dụng nó như thế nào trong quá trình đầu tư?

Sóng đẩy là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết mô hình sóng đẩy Impulse Wave, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là sóng đẩy. Hiểu đúng bản chất sóng đẩy sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong nghiên cứu mô hình cũng như đưa ra được các dự báo chính xác về thị trường.

Sóng đẩy được hiểu là những hành động giá đi theo đúng xu hướng chính hiện tại. Bạn có thể dùng hình ảnh những con sóng thực để hình dung về nó. Sóng đẩy luôn là sóng thuận, có xu hướng tăng tiến dần lên.

Như vậy, nếu trong 1 xu hướng tăng, thì sóng đẩy sẽ là những cơn sóng khiến giá được đẩy lên cao hơn, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Ngược lại, trong một xu hướng giá giảm, thì sóng đẩy sẽ khiến giá sau thấp hơn giá trước. Cũng vì vậy, đáy sau sẽ thấp hơn đáy trước và thuận theo xu hướng giá chung hiện tại.

Sóng đẩy là tập hợp của những cây nến dài với thân nến lớn
Sóng đẩy là tập hợp của những cây nến dài với thân nến lớn

Sóng đẩy được nhận biết như thế nào? Nó được tạo thành từ những tập hợp các cây nến dài, thân nến lớn. Một dấu hiệu dễ nhận biết của sóng đẩy chính là tốc độ hình thành và chạy của nó nhanh hơn so với sóng điều chỉnh. Tuy nhiên chúng không hề bị giới hạn trong bất cứ khoảng thời gian nào. Có nghĩa là có những đợt sóng có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm và thậm chí là nhiều thập kỷ. Do đó, dù là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, thì sóng đẩy Impulse Wave cũng có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư và dựa vào nó có thể đưa ra những quyết định giao dịch hoàn chỉnh nhất. 

Mô hình sóng đẩy là gì?

Từ khái niệm sóng đẩy, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được thuật ngữ mô hình sóng đẩy. Đây là một mô hình kỹ thuật dùng để mô tả chi tiết động thái giá của tài sản giao dịch (công cụ giao dịch) đang trùng với xu hướng cơ bản của thị trường. Nó được sử dụng để Trader phân tích thị trường cũng như đưa ra các dự đoán biến động mới của thị trường tài chính, cụ thể là tiền tệ, chứng khoán hoặc hàng hóa.

Sóng Impulse Wave có thể được sử dụng trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Chỉ cần có biến động đồng thuận thì sóng Impulse Wave sẽ được hình thành.

Mô hình sóng đẩy Impulse Wave là một trong 2 kiểu mô hình sóng cơ bản của sóng Elliott. Nó được kí hiệu là IM và bao gồm 5 sóng. Trong đó, 3 sóng sẽ đi theo xu hướng chính, 2 sóng đi ngược xu hướng chính. Chúng được đánh số từ 1 - 5 và được đánh dấu tại điểm cuối của mỗi dao động.

Mô hình sóng đẩy gồm 5 sóng, thể hiện sự thuận giá so với xu hướng hiện tại
Mô hình sóng đẩy gồm 5 sóng, thể hiện sự thuận giá so với xu hướng hiện tại

Mặc dù có 5 sóng và có sóng nghịch, nhưng xu hướng chung của nó vẫn là một chuyển động ròng cùng xu hướng. Theo các chuyên gia đầu tư Forex, sóng Impulse Wave chính là loại sóng dễ được nhận biết nhất, và cũng phổ biến nhất trên thị trường Forex. 

3 sóng cùng chiều gọi là 3 sóng động lực, 2 sóng nghịch chiều được gọi là 2 sóng điều chỉnh. Sóng Impulse Wave có những quy tắc nhất định không thể nào phá vỡ được. Điều này có nghĩa là nếu chỉ cần 1 trong các quy tắc của sóng đẩy bị phá vỡ thì nó sẽ không còn là sóng động lực và cấu trúc của nó sẽ thay đổi hoàn toàn, không thể trở thành dấu hiệu nhận biết thị trường nữa.

Lịch sử hình thành mô hình sóng đẩy

Elliott chính là cha đẻ của mô hình sóng đẩy Impulse Wave. Sau rất nhiều năm nghiên cứu thị trường chứng khoán, cho đến năm 66 tuổi, ông đã đủ cơ sở và sự tự tin để công bố khám phá của mình cho toàn thế giới.

Theo quan điểm của thiên tài Elliott, thì thị trường tài chính sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại theo những chu ký nhất định. Nguyên nhân của quá trình giao dịch tuần hoàn này chính do tâm lý của các nhà đầu tư. Họ luôn bị tác động bởi những thông tin bên ngoài, sau đó hình thành tâm lý đám đông khiến giá cả có thể xoay chiều trong tích tắc. Sự lặp đi lặp lại này được ông gọi là sóng (Wave).

Elliott – cha đẻ mô hình sóng đẩy
Elliott – cha đẻ mô hình sóng đẩy

Từ những cơ sở này, Elliott cho rằng chỉ cần nhà đầu tư có thể nhận diện chuẩn xác những mô hình sóng đang lặp đi lặp lại trong giá thì nhà đầu tư có thể dự đoán được giá sẽ đi đến đâu hoặc không thể đi đến đâu trong giai đoạn tiếp theo. Sự xác thực của nghiên cứu này đã được chứng minh qua hàng triệu giao dịch dựa vào sóng Elliott, và cho đến tận hôm nay, nó vẫn là một trong những công cụ phân tích thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nhất.

Cùng với sóng Impulse Wave, thì lý thuyết sóng Elliot còn có thêm sóng điều chỉnh (sóng ABC). Sóng điều chỉnh gồm 3 sóng, trong khi sóng Impulse Wave lại có 5 sóng. Vì vậy, nhiều Trader còn gọi lý thuyết sóng Elliott là lý thuyết sóng 5:3. Có nghĩa là trong 1 chu kỳ giá, thì thị trường sẽ đi theo mô hình sóng 5:3, với 5 sóng đầu tiên là sóng thuận, 3 sóng tiếp theo sẽ là 3 sóng mang tính chất điều chỉnh. Để giao dịch tốt, nhà đầu tư nên giao dịch ở điểm cuối của đợt sóng 5.

Quy tắc của mô hình sóng đẩy

Như đã nói, mô hình sóng đẩy Impulse Wave có những quy tắc quan trọng không thể nào phá vỡ được. Vậy những quy tắc đó là gì?

  • Trong 5 sóng, thì sóng 1 luôn luôn bắt buộc phải là sóng đẩy Impulse. Hoặc nó cũng có thể là sóng Leading Diagonal (một dạng mô hình sóng chủ với sóng chéo khởi đầu). Tuy nhiên nó cũng thuận với xu hướng xu hiện tại
  • Sóng 2 có thể thuộc bất cứ mô hình sóng điều chỉnh nào. Tuy nhiên, nó tuyệt đối không thể là một hình tam giác điều chỉnh  (CT) hoặc ET. Nếu sóng 2 thuộc 2 trong 2 mô hình sóng này thì cấu trúc Impulse Wave sẽ bị phá vỡ và toàn bộ đợt sóng không được xếp loại vào sóng đẩy.
  • Sóng 2 dù điều chỉnh đến mức nào nhưng không để đạt được mức hồi giá quá 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 bắt buộc phải là sóng đẩy Impulse Wave.
  • Sóng 3 bắt buộc phải dài hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 không giới hạn mô hình sóng điều chỉnh. Nó có thể là bất kỳ mô hình điều chỉnh nào. Đồng thời, vùng giá của sóng 4 không thể giao nhau với sóng 2.
  • Sóng 5 giống như sóng 1, bắt buộc phải là mô hình sóng IM hoặc ED. Đồng thời, sóng 5 phải có chiều dài ít nhất đạt 70% so với sóng 4 về giá. Trong nhiều trường hợp, nó có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3.
  • Trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì 1 trong 3 sóng này có thể mở rộng và khi đó, nó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại.
Mô hình sóng đẩy tuân thủ theo các quy tắc chặt chẽ
Mô hình sóng đẩy tuân thủ theo các quy tắc chặt chẽ

Các quy tắc của mô hình sóng đẩy chính là căn cứ quan trọng để Trader có thể định dạng được mô hình. Việc xác định đúng mô hình có ý nghĩa quan trọng với các chiến lược giao dịch tiếp sau. Nếu không nhận diện đúng, mô hình không phải sóng đẩy nhưng Trader lại giao dịch theo sóng đẩy thì khả năng mất vốn rất cao.

Ý nghĩa của mô hình Impulse Wave

Từ khái niệm và các quy tắc của mô hình Impulse Wave, chúng ta có thể thấy được những ý nghĩa mà nó mang lại cho các chiến lược giao dịch Forex. Ý nghĩa các sóng có thể được hiểu như sau:

Sóng 1

Thị trường có những bước tăng đầu tiên. Khi đó, hầu hết các nhà đầu tư đều sẽ có tâm lý giá sẽ tiếp tục được tăng trưởng. Vì vậy, hầu hết đều chọn mua vào để đầu cơ. Chính bởi động thái này mà giá lại tiếp tục được đẩy lên cao hơn.

Sóng 2

Khi thị trường có quá nhiều người mua, giá được đẩy lên cao, nhiều nhà đầu tư chốt lời và giá sẽ đi xuống. Tuy nhiên nó vẫn chưa xuống về mức đầu tiên, vì vậy với nhiều nhà đầu tư, đây vẫn là cơ hội tốt.

Sóng 3

Khi sóng 2 xuống ở mức vẫn cao hơn mức đầu tiên, thì các nhà đầu tư cho rằng thị trường vẫn rất tiềm năng để đầu tư, họ lại tiếp tục mua sản phẩm tài chính. Từ điều này, giá lại 1 lần nữa được đẩy lên cao, thậm chí là tăng cao đột biến vượt qua mức phá vỡ.

Mỗi con sóng sẽ có ý nghĩa nhất định, giúp Trader giao dịch hiệu quả
Mỗi con sóng sẽ có ý nghĩa nhất định, giúp Trader giao dịch hiệu quả

Sóng 4

Những nhà đầu tư đã mua sản phẩm ở sóng 3 đợi giá lên cao đã thực hiện bán ra chốt lời. Chính vì vậy, sóng sẽ suy yếu dần, nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi để bắt đáy giai đoạn này.

Sóng 5

Chính ở đợt sóng này, các nhà đầu tư lại ồ ạt tham gia vào thị trường. Sức mua tăng mạnh khiến giá được đẩy lên trở lại. Khi đó, nhiều Trader lợi dụng mức giá cao này để chốt lời. Mô hình sóng Impulse Wave kết thúc và bước tiếp theo sẽ mở ra mô hình sóng điều chỉnh ABC.

Ngoài những điều trên, thì 3 sóng đẩy trong mô hình là sóng 1, sóng 3 và sóng 5 đều có thể có khả năng mở rộng. Phổ biến nhất là sóng 3 và sóng 5. Giai đoạn mở rộng này rất đáng để đầu tư chốt lời và đạt được ngưỡng lợi nhuận cao nhất.

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về mô hình sóng Impulse Wave trong giao dịch Forex.

Kết luận

Những thông tin về mô hình sóng đẩy Impulse Wave đã được chúng tôi cập nhật chi tiết. Hy vọng với những thông tin trên, các Trader mới vào nghề có thể dễ dàng phân tích được thị trường và đưa ra được các chiến lược trading tốt nhất. Team Kịch Trần xin chúc các bạn thành công và gặt hái được khoản lợi nhuận hấp dẫn cùng Forex.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu