Tỷ Giá Hối Đoái Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng Ba 31, 2021

Tỷ giá hối đoái là giá trị chênh lệch giữa 2 loại tiền tệ của 2 nước, có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Trong giao dịch tài chính, thì việc trao đổi mua bán 2 loại tiền tệ của 2 nước rất thường xuyên diễn ra. Không chỉ mua bán trực tiếp mà còn trao đổi giá trị thông qua thương mại, hàng hóa. Cung cầu trên thị trường xe được xác lập và lúc này tỷ giá hối đoái hình thành. Vậy tỷ giá hối đoái là gì, nó có vai trò và ý nghĩa gì với nền kinh tế, nhà đầu tư giao dịch ngoại hối có cần quan tâm đến tỷ giá hối đoái hay không? Cùng team Kịch Trần sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái có thể được gọi bằng các khái niệm như tỷ giá, tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Khái niệm này dùng để chỉ tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền thuộc 2 quốc gia khác nhau.

Điều này có nghĩa là, nó là giá của 1 đơn vị tiền tệ của 1 nước được tính bằng tiền của nước khác, là số lượng tiền tệ cần thiết để mua được 1 ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái thường được quy định bởi Ngân hàng Trung ương, kết hợp với sự điều tiết hợp lý trên thị trường. Khi thể hiện một cặp tỷ giá, thì đồng tiền yết giá sẽ ở trước đồng tiền định giá. Ví dụ khi xác định tỷ giá hối đoái giữa đồng USD với đồng Việt Nam, chúng ta sẽ ghi là USD/VND = 23.000đ. Như vậy, 1 USD = 23.000đ và giá trị này là không bất biến mà sẽ thay đổi liên tục do nhiều yếu tố mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tỷ giá hối đoái là chênh lệch giá cả tiền tệ giữa 2 đồng tiền thuộc 2 nước khác nhau
Tỷ giá hối đoái là chênh lệch giá cả tiền tệ giữa 2 đồng tiền thuộc 2 nước khác nhau

Như vậy, tỷ giá hối đoái cũng được xem là một loại giá cả. Tuy nhiên giá cả này đặc biệt vì nó là giá trị của tiền chứ không phải là giá trị hàng hóa như chúng ta vẫn thường định nghĩa về giá cả.

Về cơ bản, tỷ giá hối đoái sẽ giúp phân biệt giá trị và so sánh tiền tệ giữa 2 nước. Trong ví dụ trên, rõ ràng giá trị của đồng USD cao hơn giá trị đồng Việt Nam. Điều này cũng có thể khẳng định vị thế kinh tế của Mỹ hoàn toàn vượt trội Việt Nam và đồng USD có giá hơn trên thị trường toàn cầu.

Tỷ giá hối đoái được phân loại như thế nào?

Từ tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái cũng được hình thành. Thị trường này là nơi trao đổi các loại tiền tệ, còn có thể gọi là thị trường ngoại hối. Trong thị trường này, sẽ có rất nhiều cách để phân chia tỷ giá hối đoái:

Phân loại theo giá trị của tỷ giá 

Dựa trên giá trị, tỷ giá hối đoái lại được chia thành 2 loại nhỏ hơn:

  • Tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá này được xác định trên cơ sở chênh lệch tiền tệ của hai quốc gia, có tác động của lạm phát và sức mua. Từ đó giá trị tỷ giá phản ánh giá cả của hàng hóa khi bán ra nước ngoài và khi tiêu thụ trong nước.
  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá theo giá hiện tại và không tính đến ảnh hưởng lạm phát. Loại tỷ giá danh nghĩa này hầu như để làm giá trị tham chiếu chứ không được sử dụng trong hoạt động thương mại. Vì về cơ bản, tỷ giá luôn thể hiện lạm phát và sẽ được tính chênh lệch dựa vào đó.

Phân loại theo đối tượng xác định tỷ giá

Đối tượng xác định tỷ giá cũng sẽ khiến tỷ giá có sự khác biệt. Với việc phân loại theo đối tượng, có thể chia tỷ giá hối đoái thành 2 loại như sau:

  • Tỷ giá thị trường: Xác lập trên quy luật cung cầu thị trường, luôn biến động theo từng thời điểm. Trong giao dịch forex, thì tỷ giá sẽ được xác định theo phương thức này.
  • Tỷ giá chính thức: Tỷ giá này sẽ do Ngân hàng Trung ương ấn định. Từ cơ sở này, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cũng sẽ xác định được các tỷ giá mua bán và trao đổi ngoại tệ cho mình.
Phân loại theo đối tượng xác định tỷ giá
Phân loại theo đối tượng xác định tỷ giá

Phân loại theo kỳ hạn thanh toán

Phân loại tỷ giá hối đoái theo kỳ hạn thanh toán thường được áp dụng cho các tổ chức tín dụng. Dựa trên cơ sở này, tỷ giá sẽ được phân chia thành 2 loại:

  • Tỷ giá giao dịch có kỳ hạn: Do tổ chức tín dụng thỏa thuận, đảm bảo nằm trong biên độ tỷ giá kỳ hạn từ Ngân hàng nhà nước ở thời điểm ký hợp đồng giao dịch.
  • Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được ấn định tại thời điểm ký hợp đồng và hai bên sẽ thực hiện mua bán ngoại tệ trong vòng 2 ngày sau đó. Mức tỷ giá này cũng không được vượt quá biên độ tỷ giá mà Ngân hàng Trung ương niêm yết..

Phân loại theo phương thức chuyển đổi ngoại hối

Phương thức chuyển đổi ngoại hối cũng ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối thay đổi như thế nào, cụ thể:

  • Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá được xác định khi chuyển ngoại hối bằng thư.
  • Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá được xác định khi chuyển ngoại hối bằng điện. Nó chính là tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. Thường thì tỷ giá điện sẽ cao hơn so với tỷ giá thư.

Phân loại theo thời điểm mua/ bán ngoại hối

Thời điểm mua/bán ngoại hối cũng tạo thành 2 loại tỷ giá tương ứng:

  • Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua vào của ngân hàng.
  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ra của ngân hàng.

Theo quy luật đảm bảo lợi nhuận, thì đa phần tỷ giá mua sẽ thấp hơn tỷ giá bán.

Tỷ giá hối đoái song phương/ Hiệu dụng

Ngoài những cách phân loại cơ bản và phổ biến trên thì tỷ giá còn được phân loại dựa trên 2 nhân tố song phương hay hiệu dụng. Tỷ giá song phương chính là giá của 1 đồng tiền nước này so với nước khác và không liên quan đến lạm phát của 2 nước. Nếu tỷ giá lớn hơn 1 thì đồng tiền đó mất giá, còn nhỏ hơn 1 thì đồng tiền đó lên giá so với các loại còn lại.

Tỷ giá hối đoái song phương là giá của đồng tiền nước này so với nước khác, không tính lạm phát
Tỷ giá hối đoái song phương là giá của đồng tiền nước này so với nước khác, không tính lạm phát

Trong khi đó, tỷ giá hiệu dụng lại dùng để chỉ chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại. Tỷ giá này rất ít được sử dụng vì không thể hiện được nhiều bản chất của thị trường cũng như khó áp dụng vào các giao dịch ngoại hối.

Chế độ tỷ giá hối đoái

Như đã nói, tỷ giá hối đoái được quy định bởi Ngân hàng Trung ương. Tại nhiều thị trường, nó sẽ căn cứ trên quy luật cung cầu. Tuy nhiên cơ sở vẫn dựa vào tỷ giá xác định từ Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương sẽ xác lập chế độ tỷ giá hối đoái. Đây chính là cách mà một Quốc gia quản lý tiền tệ của mình, song phương với xác lập giá trị của nó với tiền nước ngoài và quản lý tốt thị trường ngoại hối.

Nhà nước sẽ xây dựng nhiều chế độ về tỷ giá hối đoái, phù hợp cho nhiều trường hợp giao dịch khác nhau:

Tỷ giá thả nổi

Tỷ giá thả nổi có đặc tính là linh hoạt, biến thiên trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền áp dụng quy chế tỷ giá thả nổi cũng được gọi là đồng tiền thả nổi. Tỷ giá này dựa vào tình hình thực tế của thị trường và theo các chuyên gia thì cho phép tỷ giá thả nổi sẽ có lợi nhất cho nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư ngoại hối, vì nó khá phù hợp với thị trường giao dịch tiền tệ, thể hiện đúng bản chất của thị trường. Không những thế, tỷ giá thả nổi cũng có thể làm dịu được tác động của các cú sốc kinh tế.

Tỷ giá thả nổi chịu sự chi phối của thị trường
Tỷ giá thả nổi chịu sự chi phối của thị trường

Tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định ngược lại hoàn toàn so với tỷ giá thả nổi. Nó còn được gọi là tỷ giá neo. Lúc này, giá trị của một đồng tiền sẽ được quy định và gắn giá cụ thể với 1 đồng tiền khác, không có sự thay đổi hay biến thiên. Nó cũng có thể được gắn với các thước đo khác như vàng, bạc, kim cương.

Đồng tiền sử dụng tỷ giá cố định sẽ được gọi là đồng tiền cố định. Tuy nhiên, có 1 lưu ý là khi giá trị tham khảo tăng hay giảm, thì tỷ giá cũng sẽ có sự điều chỉnh tiếp theo. Có nghĩa là, tỷ giá không cố định mãi mãi mà chỉ cố định ở 1 giai đoạn nhất định của thị trường. Khi thị trường thay đổi, tỷ giá sẽ được niêm yết lại mức mới cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Loại tỷ giá này được xem là nằm giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nghĩa là không có bất kỳ một đồng tiền nào sẽ được thả nổi hoàn toàn. Vì thả nổi quá bất ổn định và sẽ khiến thị trường có những diễn biến khó lường trước được. Trên thực tế thì chỉ 1 số ít quốc gia áp dụng tỷ giá cố định, đa phần đều thả nổi nhưng Nhà nước sẽ có chính sách can thiệp để tỷ giá vẫn nằm trong chế độ cho phép, không hoàn toàn bị thị trường chi phối.

Tỷ giá thả nổi có điều tiết giúp kiểm soát độ biến thiên của tỷ giá
Tỷ giá thả nổi có điều tiết giúp kiểm soát độ biến thiên của tỷ giá

Xác định tỷ giá hối đoái như thế nào?

Về bản chất, tỷ giá chính là giá cả tiền tệ. Vì vậy để xác định tỷ giá hối đoái thì cũng phải phụ thuộc cung cầu của đồng tiền đó trên thị trường. Nếu cung cầu thay đổi thì tỷ giá sẽ thay đổi theo.

Có rất nhiều phương pháp để xác định tỷ giá hối đoái. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, vào sự phát triển của thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa dịch vụ thì tỷ giá cũng sẽ được xác định tương ứng. Khi xác định đúng tỷ giá hối đoái, nhà đầu tư cũng sẽ có được chiến lược kinh doanh đầu tư hợp lý nhất.

Có 2 cơ sở để xác định tỷ giá được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

  • Xác định trên cơ sở ngang giá vàng: So sánh hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền với nhau. Khác với tiền tệ, vàng là vật ngang giá chung trên toàn thế giới. Vì vậy căn cứ vào giá trị tương quan giữa tiền và vàng, có thể xác định được tỷ giá của 2 loại tiền tệ bất kỳ.
  • Xác định trên cơ sở cân bằng sức mua: So sánh trên sức mua của 2 đồng tiền và nó được áp dụng rộng rãi trong việc so sánh giá cả hàng hóa dịch, kinh doanh xuất nhập khẩu hay các thủ tục hải quan.

Nhân tố nào tác động đến tỷ giá hối đoái?

Hiểu rõ được tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể thấy được với 1 quốc gia mà nói, thì tỷ giá hối đoái vô cùng quan trọng. Sức cạnh tranh của một quốc gia so với một quốc gia khác sẽ được thể hiện thông qua giá trị tiền tệ. Tỷ giá đồng nội tệ tăng chứng tỏ quốc gia đang có sự phát triển tốt về kinh tế. Còn nếu tỷ giá đồng nội tệ giảm thì kinh tế cũng đang có nhiều báo động cần thay đổi cải tổ.

Vậy những nhân tố nào có thể tác động đến tỷ giá hối đoái? Chung quy có thể nói đến là từ kinh tế thị trường. Tuy nhiên nếu xét theo các nhân tố cụ thể, thì chúng ta có thể thấy được tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cơ bản sau đây:

Lạm phát

Lạm phát là một trong những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ giá hối đoái. Lạm phát tác động đến tình hình thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ. Ví dụ, nếu Việt Nam lạm phát cao hơn Mỹ, thì người dân có xu hướng chọn hàng Mỹ để giảm giá thành. Từ đó giá trị đồng USD sẽ tăng lên. Trong khi đó ở Mỹ, thì người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hóa Việt Nam do giá cao, từ đó nhập khẩu giảm, giá trị đồng Việt Nam cũng giảm tương ứng. Lúc này, tỷ giá hối đoái sẽ tăng theo tương ứng. Trong trường hợp lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài thì tỷ giá sẽ giảm.

Lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá
Lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá

Lãi suất

Lãi suất cũng là một nhân tố làm tăng hay giảm tỷ giá. Ví dụ khi lãi suất của Việt Nam thấp mà lãi suất bên Thái Lan lại tăng, thì các doanh nhân Việt sẽ có xu hướng đầu tư vào Thái Lan hoặc đơn giản là gửi tiền ở các ngân hàng bên đó. Khi đó ngoại tệ Thái Lan tăng, ngoại tệ Việt Nam giảm và tỷ giá cũng biến động tương ứng. Ngược lại nếu lãi suất Việt Nam tăng mạnh thì tài chính nội địa sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và giá trị đồng tiền Việt cũng tăng theo, kéo theo sự thay đổi tất yếu của tỷ giá hối đoái.

Thu nhập

Thu nhập tác động đến tỷ giá hối đoái là thu nhập chung của một quốc gia, chứ không phải thu nhập của nhà đầu tư hay doanh nghiệp cụ thể. Thông qua mức thu nhập, tỷ giá hối đoái cũng sẽ có những tác động đáng kể. Khi thu nhập tăng, đa phần người dân sẽ có xu hướng dùng hàng nhập khẩu. Chính vì vậy mà cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá cũng tăng theo. Không những thế, thu nhập cao thì người dân cũng sẽ gia tăng chi tiêu trong nước, từ đó lạm phát cao và tỷ giá cũng tăng theo.

Thu nhập tăng đồng nghĩa tỷ giá cũng tăng theo
Thu nhập tăng đồng nghĩa tỷ giá cũng tăng theo

Ngược lại, nếu thu nhập của một quốc gia thấp, thì hàng xuất khẩu sẽ ít được ưa chuộng. Người dân có xu hướng dùng hàng nội địa để tiết kiệm chi phí. Lúc này mặc dù lạm phát ít xảy ra nhưng tỷ giá lại giảm, giá trị của đồng tiền Việt trên thị trường quốc tế sẽ giảm đáng kể. Từ đó, các chương trình đầu tư vào Việt Nam cũng ít đi, kéo theo rất nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến toàn cảnh bức tranh kinh tế nội địa.

Thương mại

Thương mại có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá? Yếu tố thương mại sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá theo 2 khía cạnh cụ thể là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán. 

Khi sản phẩm xuất khẩu có tốc độ tăng giá cao hơn sản phẩm nhập khẩu, thì tình hình tăng trưởng kinh tế cũng ổn định hơn, đồng nội tệ tăng lên khiến tỷ giá giảm và ngược lại. Còn nếu xét tỷ giá theo cán cân thanh toán quốc tế, thì nếu cán cân thanh toán quốc tế cao, đồng ngoại tệ sẽ tăng, đồng nội địa giảm khiến tỷ giá cũng sẽ tăng lên tương ứng

Tỷ giá hối đoái có vai trò gì với nền kinh tế?

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và là một trong những căn cứ xác định giá thị thị trường của một quốc gia. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia mà sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cả nền kinh tế thế giới. Ví dụ như nếu đồng USD tăng, rất nhiều quốc gia xuất nhập khẩu Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, theo các chiều hướng tiêu cực hay tích cực nhất định.

Chúng ta có thể thấy được giá trị, vai trò của tỷ giá với nền kinh tế như sau:

Ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu

Nếu tỷ giá tăng, đồng nghĩa với việc đồng tiền nội tệ sẽ mất giá, Khi đó, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia sẽ có giá rẻ, hàng hóa nhập khẩu lại có giá tăng. Khi hàng hóa rẻ, thì sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng sẽ tăng mạnh, quốc gia có cơ hội xuất được nhiều hàng hóa hơn, từ đó tình hình hình tế cũng được cải thiện, lượng ngoại tệ thu về sẽ càng nhiều hơn. Ngược lại với trường hợp tỷ giá giảm, thì kinh tế cũng sẽ lâm vào khủng hoảng.

Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Những doanh nghiệp lớn thì tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp càng nhiều. Tỷ giá sẽ tác động trực tiếp với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp làm việc, kinh doanh với các đối tác nước ngoài hoặc có vay nợ bằng USD. Khi tỷ giá tăng, về cơ bản với toàn bộ nền kinh tế thì tốt, nhưng doanh nghiệp lại phải chịu khoản lỗ tỷ giá nhất định. Lúc này lợi nhuận cũng sẽ ảnh hưởng theo, thấp hơn so với mục tiêu kỳ vọng.

Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát

Điều này là rất dễ dàng nhìn thấy. Lạm phát và tỷ giá ảnh hưởng qua lại như một quy luật tất yếu. Nếu lạm phát có thể làm thay đổi tỷ giá thì tỷ giá cũng có thể làm tình hình lạm phát có những biến động nhất định. Khi tỷ giá tăng, thì hàng hóa nội địa sẽ đắt hơn hàng xuất khẩu, người dân ưu tiên dùng hàng xuất khẩu. Trong khi đó, hàng nội địa xuất đi nước ngoài sẽ không được ưa chuộng. Trong trường hợp tỷ giá giảm thì người dân lại ưu tiên dùng hàng trong nước, hàng nước ngoài không được ưa chuộng, Xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân kinh tế.

Theo các chuyên gia, thì lạm phát ảnh hưởng gộp đến tỷ giá, có quan hệ chặt chẽ với tỷ giá và là một trong những cơ sở để Chính phủ niêm yết mức tỷ giá mới đúng như cung cầu thị trường.

Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về khái niệm tỷ giá.

Kết luận

Với bất kỳ một nhà đầu tư nào, thì tỷ giá hối đoái cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là cơ sở để xác định mục tiêu kinh doanh, nó còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Riêng trong giao dịch ngoại hối, quan tâm đến biến động tỷ giá sẽ giúp trader chọn được cặp tiền tệ tốt nhất để đầu tư cũng như có các chiến lược giao dịch phù hợp. Hy vọng những thông tin về tỷ giá hối đoái trên đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về thị trường tài chính, phục vụ tốt cho công việc của mình.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu