Vốn Hóa Là Gì?

Bài viết bởi Vương Anh Quân ngày Tháng hai 28, 2021

Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu vốn hóa là gì, vai trò cũng đặc điểm của nó như thế nào sẽ giúp các quyết định đưa ra đúng đắn, mang lại lợi ích cao hơn.

Vốn hóa là khái niệm thường được nhắc đến trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vốn hóa là gì. Một số người biết đến khái niệm này một cách mơ hồ, không rõ nghĩa. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm vốn hóa, đồng thời, hy vọng sẽ hỗ trợ bạn đưa ra được những quyết định chính xác hơn.

Vốn hóa là gì?

Vốn hóa được hiểu là tổng giá trị các loại vốn cổ phần của công ty phát hành ra thị trường. Khái niệm này cũng được dùng để chỉ việc dự trữ hay chuyển lợi nhuận ròng giữ lại thành loại vốn cổ phần phát hành.

Vốn hóa là tổng giá trị các loại vốn cổ phần của công ty phát hành ra thị trường
Vốn hóa là tổng giá trị các loại vốn cổ phần của công ty phát hành ra thị trường

Trong kế toán, vốn hóa được hiểu là chi phí cần để sử dụng một loại tài sản trong suốt vòng đời của nó. Còn trong tài chính, vốn hóa là khái niệm chỉ tổng cổ phiếu của một công ty, nợ dài hạn, thu nhập giữ lại.

Trong một doanh nghiệp, người nắm cổ phiếu sẽ đồng nghĩa việc họ có một phần vốn sở hữu. Các công ty vốn hóa đơn sẽ hoạt động với một loại cổ phiếu. Những công ty có nhiều loại cổ phiếu (chẳng hạn cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thông thường) gọi là công ty vốn hóa cơ cấu hay phân biệt.

Ý nghĩa của vốn hóa

Vốn hóa càng cao có nghĩa là doanh nghiệp đó có càng ít rủi ro và ngược lại, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty có vốn hóa càng thấp. Hơn thế nữa, vốn hóa rất dễ tính toán. Nó cũng là thước đo đánh giá rủi ro từng doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các nhà đầu tư, các quỹ sẽ đa dạng hóa, tối ưu danh mục với những biện pháp thích hợp để mang lại lợi nhuận cao với mức rủi ro chấp nhận.

Vốn hóa thể hiện quy mô của một doanh nghiệp. Do đó, nó ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Đây được xem là yếu tố quyết định cần quan tâm vì lý do rủi ro và thanh khoản.

Các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ (hay được gọi là Small Cap) thể hiện ở độ trẻ, ngành công nghiệp, ngách thị trường mà họ hướng đến. Giá cổ phiếu của các công ty này dễ biến động và có nhiều rủi ro hơn. Các công ty nhỏ cũng nhạy cảm với nền kinh tế hơn. Đồng thời do quy mô, thị trường họ phục vụ, công ty nhỏ cũng được xem là rủi ro hơn.

Các Mid Cap (công ty có vốn hóa ở mức vừa) thường có rủi ro cao hơn các công ty lớn. Các công ty này hoạt động trong ngành đang trong quá trình mở rộng, dự kiến có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tiềm năng phát triển của các tổ chức này cũng khá lớn và hấp dẫn.

Các công ty vốn hóa lớn (hay còn gọi là Large cap) thường là các tổ chức được thành lập đã lâu năm. Xét về ngắn hạn, việc đầu tư vào công ty lớn thường không mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên giá cổ phiếu các công ty này thường tăng giá nhất quán về lâu dài và được chi trả cổ tức.

Hầu hết nhà đầu tư thường chú ý vào các doanh nghiệp vốn hóa lớn. Đây được xem như là đối tượng “hạt nhân” trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Tại Việt Nam, nhóm Large Cap (30 mã trong rổ VN30) chiếm tới 80% giao dịch của toàn bộ thị trường. Còn lại 20% lượng chú ý còn lại là của hơn 1500 mã còn lại.

Vai trò của vốn hóa là gì?

Vốn hóa giữ vai trò chính là đề cập tới giá trị của một doanh nghiệp. Vốn thị trường là tổng giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu của công ty đang lưu hành. Cơ sở chính để xác định vốn hóa là thị trường chứng khoán.

Vốn hóa được xác định với cơ sở dựa trên thị trường chứng khoán.
Vốn hóa được xác định với cơ sở dựa trên thị trường chứng khoán.

Vốn hóa là cơ sở, đặc điểm quan trọng giúp nhà đầu tư xác định lợi nhuận, rủi ro trong cổ phiếu của một công ty. Ngoài ra, nó cũng đáp ứng tiêu chí đa dạng hóa ý định kinh doanh của những nhà đầu tư chọn cổ phiếu.

Công thức tính vốn hóa như sau:

Giá thị trường hiện tại x tổng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Các yếu tố thay đổi giá trị vốn hóa

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của vốn hóa thị trường chính là giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành ảnh hưởng đáng kể đến giá trị vốn hóa. Việc mua lại, phát hành cổ phiếu của một công ty khác cũng làm cho giá trị vốn hóa của công ty bạn thay đổi.
Giá trị vốn hóa sẽ chịu ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
Giá trị vốn hóa sẽ chịu ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
  • Giá cổ phiếu thay đổi cũng sẽ làm biến động giá trị vốn hóa. Mọi thứ trên thị trường chứng khoán cũng sẽ như rất nhiều ngành nghề khác, đều sẽ vận hành dựa trên quy luật cung – cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu chính là sự xoay chiều liên tục của cán cân cung cầu. Nếu doanh nghiệp hoạt động, vận hành yếu kém, cổ phiếu của họ sẽ không hấp dẫn, không được chú ý, cầu sẽ giảm. Ngược lại, khi doanh nghiệp vận hành và hoạt động tốt, cổ phiếu của công ty sẽ được các nhà đầu tư quan tâm. Lúc này cầu sẽ tăng.

Phân chia doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa

Hiện chưa có chuẩn mực để phân chia doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường. Tuy nhiên ở mức độ tương đối, chúng ta vẫn có thể phân chia theo những tiêu chí nhất định.

Phân chia nhóm vốn hóa trên thế giới

Trên thế giới hiện nay chia vốn hóa doanh nghiệp thành 6 nhóm như sau:

  • Nano Cap: Giá trị vốn hóa dưới 50 triệu USD.
  • Micro Cap: Giá trị vốn hóa 50 triệu - 300 triệu USD.
  • Small Cap: Vốn hóa có giá trị 300 triệu - 2 tỷ USD.
  • Mid Cap: Giá trị vốn hóa từ 2 - 10 tỷ USD.
  • Large/Big Cap: Vốn hóa có giá trị 10 - 200 tỷ USD.
  • Mega Cap: Giá trị vốn hóa trên 200 tỷ USD.
Google là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn trên thế giới.
Google là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn trên thế giới.

Trong dài hạn, vốn hóa các công ty sẽ ngày càng lớn, thị trường chứng khoán sẽ luôn tăng giá. Do đó, các giới hạn giá trị này sẽ thay đổi theo thời gian.

Phân nhóm vốn hóa tại Việt Nam

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không có những nhận định khoa học hay khẳng định chính thức về cách chia nhóm vốn hóa là gì. Tuy nhiên, bạn sẽ thường nghe về các thuật ngữ Midcap, Penny, Blue-chip,… Chúng cũng thể hiện mức vốn hóa của cổ phiếu ở khía cạnh nào đó. Phân nhóm vốn hóa tại Việt Nam hiện được chấp nhận như sau (lưu ý các đánh giá này chỉ mang tính tương đối):

  • Micro Cap (Công ty có vốn hóa siêu nhỏ): Giá trị vốn hóa ít hơn 100 tỷ VND.
  • Small-Cap (Doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ): Vốn hóa có giá trị 100 tỷ - 1.000 tỷ VND.
  • Mid-cap (Công ty vốn hóa trung bình): Giá trị vốn hóa 1.000 tỷ - 10.000 tỷ VND.
  • Large Cap (Công ty có vốn hóa lớn): Vốn hóa có giá trị lớn hơn 10.000 tỷ VND.

Dựa vào vốn hóa thị trường cụ thể, sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) cũng xây dựng các rổ cổ phiếu như sau:

  • VNSmallCap: Đây là rổ cổ phiếu được thiết kế đo lường sự tăng trưởng quy mô ở những doanh nghiệp nhỏ.
  • VN100: Là rổ cổ phiếu kết hợp 70 công ty nhóm VNMidcap và 30 công ty ở nhóm VN30.
  • VNMidcap: Dùng để đo lường sự tăng trưởng của 70 công ty vốn hóa cỡ vừa của ở Việt Nam.
  • VN30: Nhóm VN30 chiếm khoảng 70% toàn thị trường. HOSE dùng chỉ số này để đo lường sự tăng trưởng của 30 công ty có và thanh khoản và vốn hóa lớn nhất thị trường (nhóm Large-Cap).

Chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa

Vốn hóa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một công ty nào đó. Trong ngắn hạn, lợi nhuận mà công ty vốn hóa lớn mang lại có thể không có sự tăng trưởng vượt trội. Nhưng xét về lâu dài thì vốn hóa có giá trị lớn sẽ đem lại sự tăng trưởng cao về cổ tức và cổ phiếu. Bạn sẽ nhận được lợi nhuận tối đa từ các công ty này. Có thể nói, những công ty có vốn hóa lớn sẽ là sự lựa chọn tốt, an toàn cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, William J.Oneil lại cho rằng các công ty có vốn hoá lớn, quy mô khổng lồ không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn hoàn hảo khi lựa chọn đầu tư. Ông là người tạo ra phương pháp CAN SLIM, một giải pháp phân tích và lựa chọn cổ phiếu hiệu quả. Những lời khuyên của ông khá có uy tín và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng tham khảo. Ông cho rằng sự vận hành tương đối tốt của các công ty lớn sẽ dẫn đến lượng cầu khá lớn. Từ đó giá của chúng sẽ được đẩy lên rất cao, các nhà đầu tư sẽ không thể trông chờ việc sinh lợi nhuận cao bởi điều này trở nên khá khó khăn.

Tuy phải chịu rủi ro tương đối khi đầu tư ở những công ty có vốn hoá nhỏ và vừa, nhưng bạn có thể tìm thấy tiềm năng lớn hơn, có khả năng thu về những khoản lợi nhuận lớn đáng kể.

Vốn hóa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào công ty nào đó
Vốn hóa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào công ty nào đó

Các nhà đầu tư cá nhân và những sai lầm thường gặp

Không ít nhà đầu tư cá nhân gặp những ai lầm như sau:

  • Xây dựng chiến lược đầu tư không phù hợp với nghề nghiệp, kiến thức, thời gian,…
  • Các nhà đầu tư cá nhân chưa có khả năng tiếp nhận, chọn lọc thông tin chính xác. Điều này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm về thị trường gây ra những thương vụ đầu tư sai lầm.
  • Nôn nóng đầu tư khi chưa trang bị đầy đủ kiến thức.
  • Dễ bị đám đông dẫn dắt, tâm lý không vững vàng.
Các nhà đầu tư cá nhân không nên để tâm lý đám đông ảnh hưởng khi đưa ra quyết định.
Các nhà đầu tư cá nhân không nên để tâm lý đám đông ảnh hưởng khi đưa ra quyết định.

Dù bạn là nhà đầu tư nhỏ hay có số tiền lớn thì chiến lược đầu tư đều phải xuất phát từ sự hiểu biết cụ thể. Có thể thấy, phần lớn nhà đầu tư tại Việt Nam đều có số tiền nhỏ.

Thống kê cho thấy trong tổng số giá trị giao dịch cổ phiếu thì có đến 75%-80% tập trung vào 30 mã cổ phiếu lớn nhất. Nhưng với số tiền nhỏ khoảng 5 tỷ trở xuống, các nhà đầu tư nên xem xét toàn bộ thị trường. Bạn cần phân tích kỹ để để tìm ra những cổ phiếu ưng ý nhất, có thể mang lại lợi nhuận cao.

Bạn nên lưu ý rằng, nếu các yếu tố được xem xét tương tự nhau, sẽ tốt hơn nếu bạn chọn công ty vốn hóa cao hơn. Về dài hạn, lợi nhuận bạn kiếm được sẽ cao hơn nếu bạn chọn những công ty nhỏ có triển vọng thay vì chọn những công ty lớn. Các nhà đầu tư không nên chọn công ty vốn hóa quá nhỏ nếu sử dụng phân tích kỹ thuật.

Kết luận

Các nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về các doanh nghiệp, những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thị trường. Có như vậy, bạn mới có thể tạo những chiến lược đầu tư đúng đắn. Trong đó, việc hiểu vốn hóa là gì cực kỳ quan trọng. Hãy theo dõi website Kịch Trần để cập nhật những thông tin thú vị khác nữa nhé.

Bài viết bởi Vương Anh Quân
Chào mừng bạn đến với Kichtran.com. Đây là nơi mà Quân và team tập trung vào việc cung cấp kiến thức, thông tin mới nhất về đầu tư nói chung và đầu tư ngoại hối Forex nói riêng. Ngoài ra, mình là một người yêu thích viết lách, công nghệ. Hy vọng lớn nhất với blog này của Quân là có thể giúp đỡ được bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính một cách chính xác, vui vẻ nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crossmenu